Tìm Hiểu Về Bảo Dưỡng, Tháo Lắp Phanh Đĩa Thủy Lực
Trong thế giới xe máy ngày nay, hệ thống phanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với an toàn và hiệu suất lái xe. Một trong những công nghệ phanh tiên tiến nhất và phổ biến nhất trong xe máy hiện nay là hệ thống phanh đĩa thủy lực. Tuy nhiên, mặc dù đã trở nên phổ biến, nhiều người dùng vẫn còn ít hiểu biết về cách hoạt động và lợi ích của hệ thống này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào hệ thống phanh đĩa thủy lực hoạt động và tại sao nó lại được coi là một trong những lựa chọn phanh tốt nhất cho xe máy? Điều này thúc đẩy nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về công nghệ phanh đĩa thủy lực và tầm quan trọng của nó đối với trải nghiệm lái xe và an toàn giao thông.
I - Tìm hiểu về hệ thống phanh đĩa thủy lực:
1. Thành phần hệ thống:
Hệ thống phanh đĩa gồm có môt xi lanh chính chuyển tác động của tay phanh và chân phanh thành áp suất thủy lực, ống dẫn truyền áp suất thủy lực tới ngàm phanh và hình thành lực phanh (lực ma sát) giữa má phanh và đĩa phanh.
- Cấu tạo phanh đĩa phía trước:
- Cấu tạo phanh đĩa sau:
2. Nguyên tắc hoạt động:
Khi bị nén, thể tích khí giảm nhưng thể tích chất lỏng như dầu và nước không đổi. Phanh đĩa sử dụng đặc tính này của chất lỏng để truyền tải hoạt động của tay phanh.
Khi tay phanh hoặc chân phanh hoạt động, piston trong xilanh chính bị đẩy, chuyển động cơ khí chuyển thành áp suất thủy lực. Áp suất này được truyền tải tới ngàm phanh qua ống dẫn dầu piston ngàm phanh sẽ tiếp nhận áp suất thủy lực truyền tới ngàm phanh và áp suất thủy lực bị chuyển ngược lại thành chuyển động cơ khí. Chuyển động của piston ngàm phanh sẽ ép má phanh vào đĩa phanh tạo thành lực phanh. So sánh với phanh đùm thì phanh thủy lực ít bị trượt hơn và hiệu quả hơn khi truyền tải lực và chuyền động bằng áp suất thủy lực. Tuy nhiên, nếu không khí tồn tại trong đường dầu nó sẽ bị nén lại phá vỡ hoạt động bình thương của tay phanh. Trong khi bảo dưỡng phải chắc chắn rằng không khí phải được xả hoàn toàn khỏi đường dầu.
Nếu không khí tồn tại gần piston ngàm phanh, sức nóng trong quá trình phanh làm nóng không khí, do đó hình thành bọt khí và gia tăng thể tích.Khi điều đó xảy ra, hành trình tay phanh tăng với cùng giá trị lực, phanh không thể làm việc thậm chí tay phanh bị vận hành hết hành trình.
3. Mối quan hệ giữa truyền tải lực và hành trình tay phanh:
Diện tích đáy piston ngàm phanh rộng hơn piston của xilanh chính. Áp dụng định luật Pascal, lực sinh ra ở piston ngàm phanh (lực đẩy má phanh) lớn hơn lực tác động ở xilanh chính (tay phanh đẩy).Ví dụ, nếu diện tích đáy piston ngàm phanh gấp đôi diện tích piston của xilanh chính thì lực sinh ra ở piston ngàm phanh cũng lớn gấp đôi.
a. Sự tăng lực:
Giả sử diện tích đáy piston ngàm phanh gấp hai lần piston xilanh chính piston ngàm phanh sẽ tạo ra lực gấp đôi sinh ra ở piston xilanh chính.
- Áp suất thủy lực ra trong xylanh:
Áp suất thủy lực (N/mm^2) = Lực đẩy tay phanh (N) : Diện tích piston chính (mm^2)
- Lực đẩy của piston ngàm phanh:
Lực (N) = Áp suất thủy lực (N/mm^2) x Diện tích piston ngàm phanh (mm^2)
= [Lực đẩy tay phanh (N) : Diện tích piston chính (mm^2)] x 2 x Diện tích piston chính (mm^2)
= Lực đẩy tay phanh (N) x 2
(Định luật Pascal: áp suất chất lỏng sinh ra trong bình kín theo mọi phương đều bằng nhau)
b. Sự giảm hành trình:
Giả sử diện tích đáy piston ngàm phanh gầp hai lần piston chính thì hành trình của piston ngàm phanh bằnh một nửa của piston chính
- Thể tích dầu thủy lực đi ra khỏi xilanh chính:
Thể tích dầu đi ra (mm^3) = Diện tích đáy xilanh chính (m^2) x Hành trình của piston chính (mm)
- Hành trình của piston ngàm phanh:
Hành trình (mm) = Thể tích dầu đi ra (mm^3) : Diện tích đáy piston ngàm phanh (mm^2)
= Diện tích đáy piston chính (mm^2) x Hành trình piston chính (mm) : Diện tích đáy piston chính (mm^2) x2
= Hành trình piston chính (mm) x 0.5
Chỉ cần bóp nhẹ tay phanh, phanh thủy lực có thể tạo ra một lực phanh lớn để dừng phương tiện. Mặt khác, hành trình tay phanh dài thì hành trình má phanh rất ngắn.
Khi tay phanh hoạt động thì khoảng dịch chuyển của má phanh là rất ngắn. Nếu đĩa phanh mòn vượt quá giới hạn sử dụng hoặc nếu piston ngàm phanh hỏng gây nên sự co rút sai và phanh có thể bị kẹt.
II - Bảo dưỡng, tháo lắp phanh đĩa thủy lực xe máy:
1. Kiểm tra sự tồn tại của khí:
Hành trình tự do của tay phanh được tự động điều chỉnh, vì vậy điều chỉnh bằng tay là không cần thiết. Kiểm tra sự tồn tại của khí bằng cách bóp tay phanh.
Có sự khác nhau xảy ra trong hệ thống phanh, nếu không có khí trong dầu khi bóp tay phanh cảm thấy chắc, có trở lực. Nếu có khí lẫn trong dầu thì cảm thấy rất nhẹ không có trở lực
2. Kiểm tra mức dầu phanh:
Lượng dầu phanh có thể kiêm tra bằng vị trí của vạch mức thấp trên két dầu nằm ngang. Nếu bánh trước thẳng đứng,mức dầu thấp của một vài loại xe không nằm ngang. Lúc đó, quay tay lái để điều chỉnh vị trí.
Cho dù quá trình phanh được lặp đi lặp lại nhiều lần thì dầu phanh không hỏng giống như dầu động cơ. Mức dầu thấp khi má phanh mòn và tương đương với thể tích dầu đi tới piston ngàm phanh được cung cấp từ đường dầu.
Nếu mức dầu phanh gần tới mức thấp thì má bị mòn quá giới hạn sử dụng. Kiểm tra lại chiều dày má phanh. Nếu má phanh đủ chiều dày và không có sự rò rỉ trong đường dầu thì dầu không được điền đầy tới mức trên khi má phanh được thay mới.
Nếu mức dầu thấp hơn mức thấp thì không khí vào xilanh chính làm phanh sự cố. Nếu dầu phanh không rò gỉ, làm đầy lại bằng dầu phanh mới.
3. Đổ đầy dầu phanh:
Nều dầu phanh được đổ đầy lại,trước tiên kiểm tra sự thay đổi màu,có nên đổ đầy thêm dầu hay không hoặc thay thế toàn bộ. Thay thế dầu nếu nó có màu nâu đậm hoặc hơi đen bởi vì nó đã hỏng hoặc thay chất lượng thay đổi.
Nếu dầu phanh được đổ đầy lại, sử dụng sản phẩm cùng nhãn hiệu hoặc cùng chỉ số DOT kĩ thuật. Khi dầu được đổ đầy trở lại hay thay thế thì đổ dầu mới tới mức tương ứng với má phanh mòn ở thời đểm hiện tại.
4. Kiểm tra má phanh mòn:
Dấu hiệu mòn là đường chỉ dẫn của giới hạn sử dụng. Nó được thết kế để dễ nhìn thấy mà không phải thấy mà không tháo má phanh. Vị trí và hình dạng vạch mòn ở các loại xe khác nhau. Xem sách bảo trì tương ứng mỗi loại. Thay thế má phanh mòn vượt quá vạch mòn.
5. Thay thế má phanh:
Để thay thế má phanh, một vài kiểu xe đồi hỏi phải tháo ngàm phanh trong khi đó một vài loại khác không cần làm như vậy. Để lắp đặt má phanh mới, má phanh mới phải dầy hơn má phanh đã mòn, piston ngàm phanh cần được đẩy vào trong. Khi piston ngàm phanh được đẩy vào trong, dầu phanh hồi về két dầu qua xilanh chính. Lúc này, sẽ không có vấn đề gì nếu dầu phanh không được thêm vào từ lúc thay thế má phanh trước đó. Nhưng nếu dầu phanh được thêm trong lúc má phanh mòn thì dầu dầu phanh trong két dầu sẽ tràn ra ngoài.
Trước khi thay thế, kiểm tra mức dầu trong két dầu. Nếu mức dầu có xu hướng tràn ra, thì lấy bớt dầu ra nếu thấy cần thiết. Trong lúc thay thế má phanh, giữ gìn két dầu, màng cao su, tấm định vị và bao phủ nơi làm. Không làm điều này, nếu phương tiện rung lắc thì dầu phanh bắn vung ra ngoài,bề mặt sơn có thể bị hư hại.
6. Kiểm tra mòn đĩa phanh:
Mặc dù đĩa phanh được làm từ sắt rất khó mòn, nó mòn chậm khi sử dụng và nó mỏng hơn. Giới hạn bảo dưỡng được ghi trên đĩa, nếu vượt quá giới hạn mòn, thay thế đĩa. Nếu tiếp tục sử dụng mà không được thay thế, nó bị vênh do nóng, cuối cùng làm hỏng đĩa. Nói chung, bề mặt đĩa không bằng phẳng theo đường kính, vì vậy má phanh mòn không đều khi đĩa phanh được thay thế mà không thay má phanh, tác dụng phanh giảm cho đến khi má phanh ép sát vào đĩa phanh.
7. Kiểm tra độ đảo đĩa phanh:
Thông thường, đĩa phanh không bị vênh nhưng nếu vật nào đó va vào hoặc nóng bất thường bởi lực ma sát thì nó bị vênh. Nếu đĩa phanh vênh, phanh không ăn, tiếng két két không liên tục được hình thành. Sự cố không xảy nếu đạt yêu cầu kĩ thuật, nhưng nếu độ vênh lớn vượt quá yêu cầu kĩ thuật đưa ra đĩa quay va vào má phanh, do đó má phanh rộng ra. Điều này dẫn tới hành trình tự do tay phanh thừa và lực phanh cần thiết không đạt được khi bóp phanh.
Thay thế đĩa phanh quá giới hạn bảo dưỡng. Đĩa phanh bị đảo có thể là do độ dơ của trục bánh. Kiểm tra trục bánh xe và thay thế nó nều thấy bất thường.
8. Xả khí trong dầu phanh:
Nếu không khí lẫn trong dầu,kiểm tra bằng cách cảm nhận khi bóp phanh,nhưng không thể xác định rõ chỗ nào chứa khí. Nếu không khí vào qua xilanh chính, đòi hỏi thay hết dầu phanh khi xả khí hoàn toàn từ ngàm phanh.
Bọt khí còn lại khi ứ hơi và khi thay dầu phanh bám xung quanh ngàm phanh. Khí có thể được xả theo trình tự sau:
a. Quy trình chuẩn bị:
A - Dùng một tròng 8 để vặn van xả, lắp ống trong suốt vào van xả. Đặt đầu còn lại vào can và chuẩn bị xả dầu.
B - Bao kín xung quanh két dầu bằng khăn mềm bao đặt tầm bảo vệ kín bình xăng và các bộ phận khác. Đặt két dầu nằm ngang, tháo nắp, tấm định vị, màng ngăn.
b. Qúa trình xả khí:
A - Bóp tay phanh vài lần để tăng áp suất đường dầu.
B - Nới lỏng van xả trong khi bóp phanh. Dầu sẽ ra qua van xả lúc này tay phanh phải đẩy hết hành trình.
C - Đóng van xả sau đó nhả tay phanh. Nếu tay phanh nhả trước khi đóng van thì khí vào ngàm phanh.
D - Bóp tay phanh vài lần để truyền dầu. Áp suất dầu trong đường dầu tăng. Lặp lại từ A tới C cho đến khi khí được xả hoàn.
Nếu dầu trong két hết khi đang xả khí thì khí có thể vào trong. Kiểm tra mức dầu và thêm dầu khi xả khí
9. Thay dầu phanh:
Trong khi dầu phanh,đổ dầu phanh mới vào két dầu và xả dầu cũ khỏi ngàm phanh. Nhằm ngăn khí vào, thay toàn bộ dầu phanh cũ bằng dầu phanh mới. Mặc dù dầu phanh điền đầy trong ống dầu là rất ít xả khí cần nhiều dầu vì vậy chuẩn bị đủ dầu trước khi xả khí. Nếu bẩn hoặc chất bên ngoài lẫn trong dầu phanh, sự cố xảy ra vì vậy dầu ra khỏi ngàm phanh không thể sử dụng lại được.
Lúc thay thế dầu, dùng cụ xả khí phanh chuyên dùng cho tiện. Một vài loại trên thị trường trang bị sử dụng khí nén và kéo dầu cũ ra khỏi két nhờ sự giảm áp suất.
a. Qúa trình chuẩn bị:
A - Tương tự như xả khí, đặt két dầu nằm ngang và chuẩn bị đổ dầu.
B - Đặt chìa vặn (tròng) vào van xả, lắp ống nhựa trong và nối với bình xả dầu.
b. Tháo dầu:
A - Nối ống khí nén tới bình xả dầu cho khí qua, tạo áp xuất âm trong bình xả dầu.
B - Nới van khí ra khoảng nửa vòng, dầu phanh bị hút vào bình xả dầu. Tháo dầu kết thúc nếu không còn thấy dầu phanh qau van xả.
c. Đổ dầu mới:
A - Đóng van xả lại,sau đó đổ dầu phanh mới cho đến khi đầy mức trên.
B - Nối ống khí nén tới bình xả cho khí đi qua, tạo áp suất âm trong bình dầu.
C- Nới van xả ra khoảng nửa vòng, dầu phanh ở trên két dầu sẽ bị hút xuống. Để ngăn khí lẫn vào khi mức dầu phanh giảm, thường xuyên thêm dầu khi cho đến khi dầu điền đầy trong hệ thống.
D - Tiếp tục quá trình đổ dầu cho đến khi không còn khí ra ngoài qua van xả ở ngàm phanh, bóp tay phanh và kiểm tra nếu khí đã bị xả.
E - Nếu khí không được xả hoàn toàn, lặp lại quá trình trên hoặc tháo bình xả ra,thực hiện quá trình xả khí như trước.
10. Xả khí bằng tay bơm chân không:
Sử dụng một bộ xả Mityvac (tên dụng cụ) xả khí dễ dàng mà không cần khí nén. Thay vì dùng thiết bị khí nén, sử dụng bơm chân không bằng tay để kéo dầu vào bình
Sau quá trình tìm hiểu và bảo dưỡng, cũng như tháo lắp hệ thống phanh đĩa thủy lực trên xe máy, chúng ta đã thu về nhiều kiến thức quý giá về công nghệ và quy trình hoạt động của hệ thống này. Đồng thời, việc hiểu biết về cách bảo dưỡng và tháo lắp phanh đĩa thủy lực cũng giúp chúng ta duy trì hiệu suất và an toàn khi lái xe.
Share on facebook