Tài liệu Cách tháo chi tiết động cơ
Xác định nguyên nhân hư hỏng và tháo tách động cơ
Việc tháo tách động cơ ra khỏi xe đòi hỏi có kế hoạch, định hướng và chú ý quan sát các chi tiết xung quanh. Một yếu tố quan trọng khi thay mới động cơ là phải xác định được nguyên nhân gây hư hỏng động cơ và phải tuân thủ hướng dẫn của Tài Liệu Sửa Chữa.
Ví dụ đối với xe B299 (MCA) Workshop Manual bên dưới;
Việc xác định nguyên nhân hư hỏng động cơ là rất quan trọng vì những hệ thống bên ngoài như hệ thống làm mát, hệ thống khí thải bị lỗigây hư hỏng động cơ nhưng nó không được sửa chữa hoặc thay thế, việc thay mới động cơ trong trường hợp này không có tính khả thi vì nó có khả năng bị hỏng trở lại. Nguyên nhân hư hỏng bao gồm: động cơ đã sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt với thời gian quá dài, xuất hiện bám cặn bẫn, hư hỏng chi tiết, bị lỗi trong quá trình lắp ráp phụ tùng (ví dụ như dây đai lắp quá căng, bu-lông bị lỏng), bảo dưỡng không đúng, sai quy trình lắp ráp, động cơ bị thủy kích (hút nước), sử dụng các dầu nhớt, chất lỏng không đúng thông số kỹ thuật hay kém chất lượng.Tài Liệu Sửa Chữa sẽ cung cấp các bước cần thực hiện trong quy trình tháo tách động cơ ra khỏi xe như: bạn cần xác định hệ thống nào phải ngắt, tháo rời, làm sạch,…..vv
Tác phong thao tác chuyên nghiệp tại khu vực khoang động cơ rất quan trọng. Điều này giúp cho khách hàng cảm thấy tự tin với những công việc đang thực hiện và thấy được giá trị nghiệp vụ của Kỹ Thuật Viên trên chiếc xe của họ. Phải luôn chắc chắn rằng các tấm chắn, vỏ bọc, ống, dây điện và các giắc nối được lắp chính xác vị trí như nguyên bản ban đầu. Bạn có thể sử dụng sơn hay đánh dấu theo cách riêng của bạn để đảm bảo sau khitháo lắp các chi tiết vẫn đúng vị trí như ban đầu. Phải luôn luôn thực hiện theo Tài Liệu Sửa Chữa trong quá trinh tháo động cơ. Trên một vài xe động cơ được tháo lên trên trong khi một số khác bạn phải tháo khung dầm trước thì mới tháo được động cơ ra ngoài. Thậm chí một số loại xe phải nâng cả thân xe..vv.
Ví dụ như tháo động 1.5L Duratec Ti-VCT (Động cơ Sigma) trên Ford Fiesta (B299)
Tháo rã chi tiết động cơ.
Trong quá trình tháo rã chi tiết bạn phải sử dụng quy trình thích hợp như nới lỏng các bu-lông, vít, tháo piston, xú-pap, đánh dấu vị trí lắp ráp giữa các chi tiết, vệ sinh, kiểm tra và lên danh sách ,chuẩn bị các phụ tùng thay thế đại tu.
Khi thực hiện tháo rã kiểm tra các chi tiết phải luôn tham khảo Tài Liệu Sửa Chữa về các quy trình- nguyên tắc- biện pháp an toàn .
Ví dụ trên Fiesta B299 (MCA) Workshop Manual bên dưới;
Trình tự tháo bu lông/đai ốc.
Bạn phải luôn thực hiện đúng trình tự tháo các bu-lông, đai ốc trên động cơ được hướng dẫn trong Tài Liệu Sửa Chữa. Nếu không thực đúng trình tự tháo các bulông/đai ốc theo hướng dẫn sẽ dẫn đến biến dạng mặt lắp ghép đường ống nạp, nắp máy hoặc thân máy. Mức độ lực dùng để tháo lỏng các bu-lông/đai ốc có thể sẽ giúp tiết lộ một số thông tin liên quan đến tình trạng các bu-lông/đai ốc của cụm chi tiết đó. Nếu nó bị lỏng thì có khả năng nó đã không được siết đủ lực, bị giãn dài hoặc bị hỏng ren. Các bu-lông/đai ốc nếu được siết quá lực có thể gây ra hư hỏng ren, bu-lông/đai ốc và cụm chi tiết phụ tùng.
Ví dụ trên (B299) - 1.5L Duratec Ti-VCT (Động cơ Sigma)
Đánh dấu và sắp xếp các chi tiết đúng vị trí.
Khi tháo các chi tiết của động cơ phải ghi chú bằng bút đánh dấu và sắp xếp chúng đúng vị trí để đảm bảo đúng với vị trí lắp ghép nguyên bản. Thanh truyền và nắp đậy được gia công thành cặp chi tiết và phải được làm dấu riêng cho lắp ráp. Không được đóng bất kỳ dấu gì lên thân của thanh truyền và nắp đậy.
Tháo piston và Xú-pap.
Trước khi tháo piston phải kiểm tra các mép gờ ở mặt trên của lỗ xy lanh. Khi lỗ xy lanh bi mòn sẽ tạo ra mép gờ. Cần phải loại bỏ mép gờ và muội than đế tránh hư hỏng cho piston và bạc séc-măng trong khi tháo piston ra khỏi xy lanh.
Để loại bỏ mép gờ phải sử dụng dụng cụ doa xy lanh, đặt dụng cụ cẩn thận ngay giữa tâm lỗ xy lanh, phá bỏ vừa đủ phần mép gờ nhô ra để tạo mặt phẳng liền với lỗ xy lanh. Vệ sinh sạch sẽ các mảnh vỡ trước khi tháo piston.
Hãy nhớ rằng quá trình tháo rã chi tiết cần chú ý đánh giá tình trạng, mức độ hư hỏng của các chi tiết. Kiểm tra kỹ để xác định nguyên nhân hư hỏng. Đánh giá hư hỏng để đưa ra phương án sửa chữa thích hợp.
Muội than đóng trên piston hoặc nắp máy có thể là nguyên nhân gây ra tiếng kích nổ. Hệ thống bôi trơn bị lỗi sẽ gây ra hao mòn các bạc lót. Cần thay thế két giải nhiệt dầu động cơ nếu tìm thấy những cặn bẩn trong hệ thống bôi trơn, nếunó được trang bị. Xú-pap bị cong và hỏng piston có thể do hệ thống phối khí bị sai cam. Lòng xi lanh bị xước có thể là do động cơ bị quá nhiệt gây bởi hệ thống làm mát, trên một số động cơ lòng xi lanh không được phép sửa chữa.
Các con đội, cò mổ, đũa đẩy sẽ có độ mòn ăn khớp nhất định vì vậy cần phải lắp đúng với vị trí ban đầu của chúng.
Xú-pap và piston có nhiều dung sai về đường kính khác nhau và chúng có thể không lắp lẫn cho nhau được.
Vệ sinh.
Vệ sinh sạch về mặt lắp đệm làm kín nhưng không được làm hỏng bề mặt lắp ghép của chi tiết. Luôn sử dụng các dụng cụ để cạo lấy đệm bằng nhựa, gỗ, hoặc hóa chất. Không được dùng dụng cụ bằng kim loại và sắc nhọn để vệ sinh bề mặt lắp đệm làm kín. Hóa chất tẩy rửa sẽ gây hư hỏng các chi tiết bằng nhựa và cao su.
Máy nước nóng hoặc thiết bị vệ sinh bằng hơi nước có thể sử dụng để vệ sinh các chi tiết bằng sắt hoặc thép. Máy nước nóng sẽ sử dụng các hóa chất để loại bỏ dầu, mỡ, muội than ra khỏi các chi tiết. Không được đặt các chi tiết bằng vật liệu kim loại màu như nhôm hoặc đồng thau vào trong máy nước nóng vì hóa chất sẽ gây hư hỏng các chi tiết. Thiết bị hơi nước có thể làm hỏng các chi tiết bằng nhựa và cao su
Nên vệ sinh loại bỏ các cặn bẩn trong các mạch dẫn dầu trong thân máy, nắp máy nhằm tránh những hư hỏng do cặn bẫn gây tắc nghẽn trong hệ thống bôi trơn. Trước tiên tháo các nút bít trên mạch dầu sau đó dùng dụng cụ làm sạch thích hợp (bàn chải, cọ rửa…) và khí nén để loại bỏ tất cả cặn bẩn trong các mạch dầu.
Nếu tìm thấy cặn bẩn trong mạch dầu cần thay mới bộ giải nhiệt dầu động cơ nếu được trang bị. Cần tháo vệ sinh cặn bẩn bám dính trong các các nắp đậy, đoạn ống, bình chứa, áo nước nhằm đảm bảo hoạt động của hệ thống làm mát.
Vệ sinh lỗ xy lanh bằng nước xà phòng nóng và lau khô, bôi dầu để tránh rỉ sét.
Vệ sinh các lỗ ren của bu long và ren vít cấy bằng dụng cụ làm ren. Hỏng ren hoặc cặn bám có thể làm tăng lực cản, ảnh hưởng đến độ chính xác của trị số lực siết khi lắp ráp.
Share on facebook
- Chẩn đoán hư hỏng động cơ thông qua màu sắc khí thải
- Đại tu hệ thống động cơ ô tô là gì và dấu hiệu phải đại tu
- Tìm hiểu về động cơ van biến thiên liên tục (CVVD) đầu tiên trên thế giới của Hyundai
- Nước đi khó hiểu của Mazda: Hồi sinh series RX có nghĩa lý gì khi động cơ xoay không còn nữa?
- Học về mạch nguồn điều khiển ECU động cơ ô tô