Kiến Thức Tổng Quan Của Phanh CBS Trên Xe Máy

Ngày đăng: 25/04/2024 11:28:52
Lượt xem: 16

Trên thị trường xe máy hiện nay, hệ thống phanh CBS (Combined Braking System) đang trở thành một tính năng quan trọng và phổ biến trên nhiều mẫu xe. Hệ thống này, với sự kết hợp thông minh giữa phanh trước và phanh sau, đã mang lại sự an toàn và ổn định hơn cho người lái trong quá trình phanh. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về cách hoạt động và ưu điểm của hệ thống phanh CBS, cũng như để lựa chọn loại phanh phù hợp với nhu cầu sử dụng, chúng ta cần tìm hiểu về các loại phanh CBS hiện đang có trên thị trường. Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về công nghệ này và cách nó có thể cải thiện trải nghiệm lái xe của chúng ta.

I - Tổng quan về hệ thống phanh CBS:

Hệ thống CBS trang bị trên xe máy như xe ga cỡ nhỏ với loại phanh trước là phanh đùm hay phanh đĩa thủy lực, tuy nhiên cả hai loại đều có cáp truyền hoạt động của tay phanh bên phải sang tay phanh bên trái để kích hoạt hệ thống phanh.

Khi tay phanh bên trái hoạt động thì cơ cấu cân bằng sẽ tạo ra sự cân bằng thích hợp giữa phanh trước và phanh sau trong quá trình phanh.Với phanh trước là phanh đĩa thì xiu lanh phanh chính sẽ được cáp của hộp cân bằng ké cần tỳ vào piston phanh. Và tạo lực phanh, với loại không phải là phanh đĩa thì cần phanh bên phải sẽ được cáp kéo tạo lực phanh trước trong khi nó đồng thời kéo cáp phanh sau. Tuy nhiên với CBS thì phanh trước và sau đồng thời do đó các cần tay phanh được gọi là cần phanh bên phải và bên trái.

II - Hệ thống phanh CBS loại phanh trước và sau là phanh tang trống:

Cáp phanh bên phải được kích hoạt chỉ có phanh trước hoạt động thông qua tấm A trong hộp cân bằng. Cáp phanh bên trái nối phanh sau thông qua cần cân bằng. Tấm B được gắn bởi chốt ở cần cân bằng và đi xuống lỗ dài của tấm A.

Khi cáp phanh bên trái kéo cần cân bằng lên lò xo trễ sẽ đẩy điều chỉnh tấm B đi xuống. Tấm B di chuyển và dừng lại ở rãnh trong hộp cân bằng và chiều di chuyển thẳng đứng của tấm B dừng lại khi nó chạm vào vỏ hộp. Trong vài model ránh điều chỉnh dịch chuyển của tấm B trong hộp cân bằng.

Việc liên kết thông qua cá đĩa chốt, rãnh và lò xo này chỉ phanh trước được kích hoạt khi kép tay phanh bên phải, khi cần tay phanh bên trái kích hoạt thì phanh sau được kích hoạt và sau đó phanh trước cũng được kích hoạt.Nếu tay phanh bên tái hoạt động với một lực lớn thì lực phanh trước và phanh sau được kiểm soát ngăn ngừa quá lực ở phanh bánh trước.


1. Hoạt động của tay phanh bên phải:

Khi tay phanh bên phải hoạt động, cáp bên phải đựoc kéo và kéo phanh trước thông qua cáp và đĩa A, kích hoạt phanh bánh trước. Từ chỗ mà chốt cân bằng được gắn với đĩa A là rãnh dài thì cần cân bằng không dịch chuyển nếu đĩa A được kéo lên, do đó nếu tay phanh bên phải hoạt động chỉ có phanh trước được kích hoạt còn phanh sau không hoạt động. Do vậy cần phanh phải chỉ kiểm soát độc lập phanh trước.

2. Hoạt động của tay phanh bên trái:

- Hoạt động của phanh sau:

Nếu tay phanh bên trái hoạt động một chút thì cáp trái sẽ kéo cần cân bằng lên. Lúc này lực của lò xo trễ trên đĩa B đẩy xuống đĩa B tại chốt (đòn bẩy B) và nối cần cân bằng. Bởi vì ở đay cần cân băng quay quanh chốt nó kéo cáp phanh sau và bắt đầu phanh bánh sau lại và sau đó đĩa B được kéo lên. Nếu cần phanh trái hoạt động với lực mạnh đĩa B nén lò xo trễ và dịch chuyển nó lên trên nhưng với hành trình dài dịch chuyển của chốt trong lỗ dài của tấm A phanh trước không hoạt động

- Đồng thời dịch chuyển phanh trước:

Nếu cáp phanh trước hoạt động mạnh sau khi chốt của cần cân bằng (đòn bẩy B) chạm vào cạnh trên của rãnh dài trong Tấm A. Cần cân bằng kéo manh hơn và chốt( đòn bẩy B) kéo tấo A di lên. Qua đó lực phanh mạnh được cung cấp tới bánh sau và cùng thời điểm này phanh trước cũng được hoạt động cùng phanh sau.
Khi lực phanh tăng lên và tải trọng phân bố tới bánh trước tăng do hoạt động của phanh sau thì lực phanh bánh trước đạt được tới sự cân bằng tốt nhất giữa bánh trước và bánh sau mặc dù chỉ có tay phanh bên trái được kích hoạt

- Ngăn ngừa quá lực phanh bánh trước:

Nếu tay phanh trái được tác động với lực mạnh sau khi phanh trước và phanh sau đồng bộ tấm hãm B chạm vào vỏ hộp cần bằng (hoặc thân cân bằng) và dừng dịch chuyển tấm B. Do đó cho dù tay phanh trái hoạt động với lực mạnh để tăng lực phanh với bánh sau thì bánh trước được duy trì ngăn ngừa quá lực phanh bánh trước.

3. Điều chỉnh cáp phanh:

Với phanh tang trống nguyên bản sử dụng hai dây cáp, cáp phanh trước và cáp pahnh sau và việc điều chỉnh hành trình tự do của nó một cách riêng rẽ. Tuy nhiên trên xe trang bị CBS 4 cáp phanh kết nối với hộp cân bằng, do đó chiều dài chủa nó cần được điều chỉnh làm sao để cho cả phanh trước và phanh sau hoạt động đồng thời một cách bình thường

- Điều chỉnh cáp phanh trái và phải:

Dây cáp cần phanh kết nối tay phanh phải và trái với hộp cân bằng cần được điều chỉnh để cho phanh trước và sau hoạt động bình thường và đồng thời tạo ra lực phanh đúng theo từng thời điểm tác động tay phanh.
Điều chỉnh cáp cần phanh sau khi điều chỉnh hành trình tự do của tay phanh phải và trái về 0 và phanh trước và sau cùng bắt đầu hoạt động ở cùng thời điểm, sau đó mới điều chỉnh hành trình tự do của cần tay phanh theo tiêu chuẩn thông qua ốc điều chỉnh trên cần phanh.

(1) Vặn ốc khóa trên cần phanh cảu phanh trước và phanh sau cho tới khi phanh bắt đầu có tác dụng, sau đó đặt hành trình tự do của phanh trước và phanh sau là 0 nó có tác dụng làm cho cả phanh trước và phanh sau hoạt động cùng thời điểm.

(2) Điều chỉnh cáp phanh phải thông qua ốc điều chỉnh trên hộp cân bằng và đặt hành trình tự do của tay phanh bên phải là 0, với việc này sẽ làm cho phanh trước hoạt động nếu tay phanh bên phải hoạt động.

(3) Tiếp theo điều chỉnh bu lông của cáp phanh trái. Và đặt hành trình tự do của cáp phanh trái bằng 0 như vậy thì phanh sau cũng sẽ hoạt động khi tay phanh bên trái hoạt động.

Thông qua điều chỉnh các bước 1,2 và 3 thì 4 dây cáp phanh đều được điều chỉnh và cả phanh trước và sau có thể hoạt động cùng thời gian khi tay phanh bên phải và trái hoạt động. Nếu tay phanh được nén với lực lớn, trong điều kiện này thì phanh trước và sau sẽ thực hiện chế độ phanh cân bằng thích hợp về thời điểm và lực phanh

(4) Trong lúc hành trình tự do của tay phanh trái và phải bằng 0, điều chỉnh hành trình tự do tay phanh thông qua ốc điều chỉnh trên cần phanh trước và sau. Phương pháp tương tự như điều chỉnh của phanh thông thường, điều chỉnh hành trình tự do tay phanh phải cho phanh phía trước trước tiên và sau đó điều chỉnh cho tay pahnh bên trái cho pahnh bánh sau.

- Kiểm tra bằng mắt và điều chỉnh hành trình tự do:

Khi hoàn tất điều chỉnh cân bằng thực hiện bước điều chỉnh (4) tương tự như điều chỉnh của xe không trang bị CBS và kiểm tra hành trình tự do. Điều chỉnh như sau, trước tiên điều chỉnh tay phanh bên phải cho phanh trước nó không đồng thời với phanh sau, và sau đó điều chỉnh tay phanh bên trái cho phanh sau.

III - Hệ thống phanh CBS loại phanh trước thủy lực và sau là phanh tang trống:

Hoạt động của loại phanh trước thủy lực CBS nó tương tự như việc của phanh trước và phanh sau nhưng nó có liên quan giữa tay phanh bên phải và trái. Trên nguyên bản xi lanh phanh chính trước hoạt động tác động trực tiếp tới phanh bánh trước tuy nhiên với CBS thì xi lanh phanh chính liên kết với hộp cân bằng và hoạt động thông qua cap của cần phanh bên trái.

1. Cấu thành hộp cân bằng:

- Hộp cân bằng gồm có cần khác nhau về chiều cao lò xo gắn trên xi lanh phanh chính

2. Hoạt động của tay phanh phải:

Khi tay phanh bên phải hoạt động, chỉ có phanh trước kích hoạt và phanh sau thì không bị kích hoạt.

(1) Khi tay phanh bên phải hoạt động thì cáp phanh phải làm cho cần trước dịch chuyển xung quanh điểm tựa A và đẩy tấm tỳ.

(2) Tấm tỳ xoay quanh điểm a và đẩy vào piston của xi lanh phanh chính.

(3)  Nén dầu trong xi lanh phanh chính và tạo lực phanh ở ngàm phanh trước. Hoạt động này không liên quan gì đến phanh sau

3. Hoạt động của tay phanh trên trái:

- Hoạt động của phanh sau:

(1)  Khi tay phanh trái được kéo nó kéo cáp phanh trái và cần cân bằng được kéo lên.

(2) Tuy nhiên điểm tựa B của cần cân bằng không dịch chuyển vì lò xo trễ nến liên kết lại.

(3) Cần cân bằng quay quanh điểm tựa B và kéo cáp phanh sau, khi liên kết đẩy tấm tỳ không dịch chuyển phanh trước không hoạt động chỉ có phanh sau hoạt động.

- Hoạt động đồng thời của phanh trước:

Khi tay phanh trái hoạt động với lực lớn thì phanh sau kích hoạt trước và sau đó phanh trước đồng thời hoạt động.

(1) Nếu cần cân bằng được kéo mạnh thì điểm tựa B cũng đi lên mạnh và liên kết nén lò xo trễ lại và chốt xoay quanh điểm A.

(2)  Khi chốt liên kết, tấm tỳ đẩy liên kết và xoay quanh điểm A nó đẩy piston của xi lanh phanh chính và phanh trước bắt đầu hoạt động.

(3)  Vì cấn cân bằng kéo lên tới điểm tựa B và đúng lúc này thì cáp phanh sau cũng được kéo và phanh trước và sau hoạt động đồng thời.

- Ngăn ngừa quá lực phanh trước:

Nếu tay phanh trái được kéo với lực lớn thì lực phanh bánh trước vẫn được duy trì không thay đổi để ngăn ngừa quá lực phanh.

(1)  Khi tay phanh trái hoạt động với lực mạnh, do đó tấm tỳ trở lên kém đẩy vào chốt xi lanh phanh chính và kết quả là lực phanh không đổi ở phanh trước.

(2) Khi lực ở phanh trước và phanh sau trở lên không đổi cần cân bằng quanh quanh điểm tựa B, nếu tay phanh trái kéo hơn nữa thì chỉ có lực phanh sau tăng lên.

3. Điều chỉnh dây cáp phanh:

Hệ thống phanh thủy lực nguyên bản không cần điều chỉnh hành trình tự do bằng tay cho phanh trước vì nó tự động điều chỉnh, tuy nhiên phanh trước của hệ thống CBS có hoạt động của xi lanh phanh chính thông qua cáp từ tay phanh do đó dây cáp này cần điều chỉnh hành trình tự do. Dây cáp kết nối giữa tay phanh bên tái và phải qua cần cân bằng cần được điều chỉnh đúng để phanh trước và sau hoạt động bình thường, đồng thời và sức mạnh phanh tương ứng.

- Điều chỉnh cáp phanh phải và trái:

Đầu tiên chỉnh theo cách cho chỉ mình phanh sau kích hoạt khi bóp cần phanh bên trái

(1) Xoay ốc điều chỉnh trên cần phanh sau cho tới khi phanh sau được kích hoạt và đặt hành trình tự do của cần phanh sau bằng 0

(2) Sử dụng bu lông điều chỉnh cảu cần cân bằng đặt hành trình tự do của dây cáp trái bằng 0 và bóp tay phanh trái cho tới cho khi phanh sau ở tình trạng tương tự bắt đầu kích hoạt.

(3) Lúc này cáp phanh trái đã được kéo căng nó đẩy tấm tỳ nếu có tồn tại khe hở giữa tấm tỳ và xi lanh phanh chính, không thể điều chỉnh với phanh trước do đó cần chắc chắn không tồn tại khe hở này. Nếu có thì phải điều chỉnh lại bu lông của cáp phanh lại một lần nữa.

(4) Trong điều kiện này điều chỉnh bu lông điều chỉnh của cáp phanh phải và đặt hành trình tự do của nó bằng 0. Mục đích là siết chặt cáp để cho cần trước tỳ nhẹ với tấm tỳ và hoạt động của tay và xi lanh phah chính không có hành trình tự do.Nếu quá chặt thì sẽ phát sinh khe hở giữa tấm tỳ và piston của xi lanh, hãy chắc chắn là không có khe hở sau khi xiết chặt ốc điều chỉnh.

Sau khi xiết chặt cáp phanh trái và phải và cáp phanh sau không có hành trình tự do và hoàn tất điều chỉnh cần cân bằng chúng ta tiến hành điều chỉnh hành trình tự do của tay phanh trái theo đúng tiêu chuẩn.

(5) Với cách tương tự như phanh thông thường thì hành trình tự do có thể điều chỉnh thông qua bu lông điều chỉnh trên cần phanh

- Đặc thù kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do:

Khi cân bằng được điều chỉnh hoàn tất thực hiện bước điều chỉnh số (5) giống như loại không có CBS. Nếu phanh đĩa trước được điều chỉnh không có hành trình tự do theo như cách từ cần phanh phải tới cáp, cần trước và chốt tỳ trực tiếp đẩy vào piston như phanh nguyên bản thì không cần điều chỉnh gì thêm

Share on facebook
Tin tức khác