Cân Bằng Động Bánh Xe Máy
Cân bằng động trong hệ thống bánh xe máy là một khía cạnh quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu suất của phương tiện. Khi chúng ta nói đến cân bằng động, chúng ta thường nghĩ ngay đến việc giữ cho xe cân đối và ổn định trong quá trình di chuyển. Nhưng thực tế, cân bằng động còn có ý nghĩa sâu sắc hơn, bao gồm cả việc tối ưu hóa hiệu suất của động cơ, giảm rung lắc và mức tiêu hao nhiên liệu.
I - Cân bằng bánh xe:
1. Sự quan trọng của cân bằng:
Khi bánh xe được lắp ráp và quay, rung lắc sẽ phát sinh ở tốc độ cao do sự không đồng đều của lực ly tâm trên vành và lốp xe khi có những chỗ không đồng đều nặng và nhẹ hơn đối xứng qua trục.
Lốp xe luôn có những điểm nặng và nhẹ, hơn nữa săm và bánh xe có van được gắn lên và đây là một lý do làm cho bánh xe luôn không cân bằng khi lốp được ráp vào vành.
Để ngăn ngừa sự mất cân bằng, đối trọng (miếng cân bằng) được gắn đối xứng 180 độ đối với điểm nặng của bánh xe và làm cho lực ly tâm cân bằng trên mọi phương diện.
Lực phát sinh do khối lượng sẽ trở lên lớn hơn nếu đường kính của bánh xe nhỏ và xe chạy ở tốc độ ổn định và sẽ lớn lên do tốc độ quay của bánh xe tăng lên. Do đó cân bằng bánh xe rất quan trọng đối với xe có dung tích lớn và chạy nhanh. Mặt khác không cần cân bằng cho những xe nhỏ vì nó chạy chậm và đồng thời bánh xe của nó cũng không lớn.
Nó chỉ ra trong hướng dẫn bảo trì cho từng loại xe có cần cân bằng hay không và có thể nhận biết miếng cân bằng thông qua sách về phụ tùng.
2. Yếu tố gây mất cân bằng:
a. Khối lượng cân bằng ở thời điểm sản xuất lốp xe:
Mối nối của lớp khung, bố lốp và ngoài cùng là hoa lốp bằng cao su kết hợp khi sản xuất lốp là những điểm làm cho lốp nặng hơn tại vị trí đó.
Một vài tốc độ cao quá mức làm lốp không liên kết và rất khó làm cho các điểm đó đồng dạng với nhau khi trong quá trình sản xuất lốp bằng cao su.
Do đó cân bằng cần kiểm tra sau khi sản xuất và điểm cân bằng được đánh dấu trên thành lốp chỉ ra điểm nhẹ nhất khi ráp lốp vào với vành nó được nằm ở vị trí van và tạo ra sự cân bằng.
b. Vành đúc:
Vành đúc được gia công với sự chính xác và hoàn thiện với sự mất cân bằng ít nhất nhưng van xe là chỗ nhẹ nhất trên vành.
c. Van xe:
Cho loại lốp không săm van xe được gắn trên vành và đóng góp cho sự mất cân bằng của vành.
d. Vành:
Vành được chế tạo từ những miếng thép và sau khi uốn lại chúng được nối hai đầu với nhau bằng mối hàn. Do đó khu vực này và khu vực lỗ chân van là yếu tố gây ra mât cân bằng của vành.
Vành nhôm cũng được làm với mối hàn tương tự sau khi cán rút
e. Lốp không săm:
Lốp không săm cũng có các điểm liên kết của các vật liệu và đó là những khu vực nặng của lốp. Hơn nữa, khi miếng vá cao su được sử dụng nó cũng làm cho khu vực đó của lốp nặng hơn.
3. Xác định cân bằng bánh xe:
Với những đời xe có tốc độ tối đa cao, thì việc điều chỉnh cân bằng bánh xe là yêu cầu cần thiết.Với những đời xe mà tốc độ tối đa thấp thì miếng cân bằng thường không có không danh sách phụ tùng. Kiểm tra theo hướng dẫn bảo trì xem việc cân bằng có yêu cầu hay không.
II - Cân bằng bánh xe như thế nào:
Một miếng cân bằng được gắn vào vành hoặc nan hoa ở đúng điểm mất cân bằng khi mà vành đã được lắp ráp lốp xe vào. Sự mất cân bằng sẽ được điều chỉnh lại chính xác nếu sự lệch đó nhỏ hơn 60g, khi nó lớn hơn 60 g thì lốp xe hay săm xe có vấn đề, trong trường hợp này thì bạn cần thay thế chúng bằng một cái khác.
Honda cố gắng giảm thiểu việc sự dụng chì trong chế tạo chi tiết cũng như trong sản xuất để đảm bảo tiêu chuẩn liên quan về môi trường. Tất cả các miếng cân bằng bánh xe đều làm bằng chì nhưng miếng cân bằng làm bằng kẽm hợp kim được sử dụng từ năm 2003. Việc chuyển dần không dùng miếng cân bằng loại bằng chì dần được thay thế trong các đời xe mới, sử dụng miếng cân bằng có khối lượng theo như hướng dẫn phụ tùng.
1. Cân bằng cho bánh xe bằng vành đúc:
Để cân bằng bánh xe thì miếng cân bằng được gắn ở giữa sống của vành đúc, ba loại miếng cân bằng có khối lượng: 10 g, 20 g và 30 g được sử dụng hãy điều chỉnh bằng cách sử dụng 3 loại trên với tổng khối lượng của nó nhỏ hơn 60g, khi nó được gắn vào vành thì vấu của nó sẽ giữ không để nó tuột ra ngoài.
Chú ý: Loại vành sử dụng dây kẽm hợp kim làm đối trọng cân bằng khác với loại dùng miếng trì làm đối trọng, nếu bạn không sử dụng đúng thì có thể sẽ ráp không được hoặc nó sẽ bật ra ngoài khi chạy xe.
2. Cân bằng bánh xe cho loại vành nan hoa:
Miếng cân bằng đựoc gắn ở phía chân của nan hoa và có cạnh cài vào giống như gọng kìm. Có hai loại miếng cân bằng được sử dụng là: 15 g và 20 g. Giống như vành đúc tổng khối lượng miếng cân bằng sử dụng không vượt quá 60g. Không nên gắn quá vào nan hoa
3. Giá cân bằng bánh xe:
Để điều chỉnh cân bằng bánh xe, tháo bánh xe ra khỏi xe và đặt nó vào giá cân bằng. Phớt chắn bụi của trục hay phanh đùng sẽ làm cản trở việc quay của bánh xe, nếu có đĩa phanh cùng bố phanh sẽ làm cản trở việc quay trừ khi bạn điều chỉnh nó không có sự cản trở nào hết vì nó sẽ làm cho việc điều chỉnh cân bằng bánh xe một cách khó khăn.
4. Quy trình điều chỉnh:
Mục đích của điều chỉnh bánh xe là làm cho bánh xe cân bằng với một miếng đối trọng được gắn vào điểm nhẹ nhất trên bánh xe và nó khi quay nó sẽ không gây nên rung động. Khi lốp xe được thay thế hay sửa chữa hãy bơm căng bánh xe lên với một áp suất lốp đúng rồi mới kiểm tra điều chỉnh cân bằng và bánh xe được điều chỉnh cân bằng phải với một nắp van đúng loại ráp vào van. Từ việc giảm rung lắc, tăng cường ổn định đến tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm năng lượng, các yếu tố này đều là kết quả của sự tiến bộ trong công nghệ và thiết kế. Dù đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này, việc nghiên cứu và phát triển về cân bằng động vẫn còn rất cần thiết. Với sự tăng trưởng không ngừng của thị trường xe máy và nhu cầu ngày càng cao về hiệu suất và tiện ích, việc tìm kiếm các phương pháp và công nghệ mới để cải thiện cân bằng động là một ưu tiên hàng đầu.
Share on facebook