Hệ Thống Phanh Kết Hợp Thủy Lực (CBS) Xe Máy

Ngày đăng: 28/04/2024 09:21:17
Lượt xem: 207

Trên các dòng xe máy hiện đại, Hệ Thống Phanh Kết Hợp Thủy Lực (CBS) đã trở thành một tính năng quan trọng, mang lại sự an toàn và hiệu suất trong việc phanh xe. CBS không chỉ là một phần của hệ thống phanh tiên tiến, mà còn là một phần quan trọng của trải nghiệm lái xe an toàn và dễ dàng. Để hiểu rõ hơn về tính năng này, ta cần tìm hiểu về tổng quan về hệ thống phanh kết hợp thủy lực, cách hoạt động của CBS và các lưu ý quan trọng khi bảo trì để đảm bảo an toàn và hiệu suất của hệ thống phanh. Hãy cùng khám phá sâu hơn về CBS và tại sao nó là một phần không thể thiếu trên các chiếc xe máy ngày nay.

I - Tổng quan về hệ thống phanh thủy lực CMS:

Hệ thống phanh thủy lực là hệ thống sử dụng hệ thống phanh đĩa thủy lực ở phanh trước và phanh sau. Áp suất thủy lực được đưa từ tay phanh hay cần đạp truyền xuống ngàm phanh trước hay sau. Khi hệ thống phanh sau hoạt động thì nó cũng làm hệ thống phanh trước hoạt động. Van trễ được lắp ở đường ống thủy lực cho tay phanh hoặc chân phanh. Van này điều khiển áp suất chất lỏng được sinh ra từ tay phanh và làm phanh trước hoạt động, vì vậy mà cân bằng phanh trước và phanh sau cần phải được thực hiện đường chất lỏng cho tay phanh phải hoạt động độc lập, nên chỉ có phanh trước được kích hoạt khi tay phanh phải hoạt động.

1. Cấu trúc của van trễ:

Pittông 1 được làm bằng một thanh mỏng có đầu cuối là chốt chặn 2, nó được đẩy về phía trên nhờ lò xo B 3. Chốt chặn được cố định nhờ phe cài D 4 vì vậy nó không tuột xuống dưới được. Lò xo A 5 đẩy phớt đệm 7 theo hướng lên phía trên của phớt chặn A 6. Vì vậy khi áp suất chưa hoạt động thì đường chất lỏng (A) đến ngàm phanh sau và đường chất lỏng (B) đến ngàm phanh trước đang ở điều kiện mở. Khi có áp lực truyền từ xy lanh chính xuống, Pittông 1 bị ép và đẩy phớt đệm 7, làm đóng đường chất lỏng (B). Nếu áp lực tăng mạnh thì pittông 1 sẽ đẩy phớt đệm 7 với lực mạnh hơn và làm lò xo A 5 bị ép xuống dưới.

2. Cấu trúc của phớt cuối:

Phớt cuối 9 và vòng O V là các thành phần của nó. Khi áp lực chất lỏng được đẩy đi từ tay hoặc chân phanh thì 2 phớt này có tác dụng ngăn rò rỉ chất lỏng, ngoài ra khi bóp tay phanh mạnh rồi đột ngột thả ra thì nó có tác dụng chông khí lọt vào bên trong

II - Hoạt động của CBS:

1. Khóa liên động phanh trước và phanh sau:

Ở hệ thống phanh CBS, thì phanh trước khóa liên động với phanh sau nên van trễ có chức năng điều khiển áp lực chất lỏng để phòng chống hiện tượng đột ngột phanh ở phanh trước. Trong trường hợp phanh nhẹ chỉ có phanh sau hoạt động. Nếu hoạt động của phanh trước và phanh sau liên động với nhau thì lực phanh tạo ra không lớn. Trong suốt quá trình tạo lực phanh thì lực phanh trước được tạo bởi cần phanh bên phải bao giờ cũng lớn.


2. Hoạt động của van trễ:

(1) Áp lực chất lỏng thấp khi phanh bắt đầu phanh

Khi tay phanh không được đẩy thì đường đến phanh trước và phanh sau được mở. Đẩy tay phanh nhẹ, áp lực chất lỏng sẽ thấp và phân phối đều theo cả 2 đường. Bởi vì pittông 1 luôn được đẩy lên bởi lò xo B 3 nhờ chốt chặn 2, pittông sẽ không hoạt động khi áp lực chất lỏng thấp. Khi áp lực chất lỏng tăng, pittông 1 bị nén xuống và đóng đường phanh trước lại.

(2) Khoảng mà áp suất chất lỏng phanh trước có giá trị là không thay đổi:

Khi bóp tay phanh mạnh hơn, dầu được sẽ đi từ xy lanh chính, sau đó tăng áp suất ở van trễ, pittông 1 bị đẩy xuống dưới. Khi mặt dưới của đầu pittông chạm với phớt nối 7, thì đường chất lỏng tới phanh trước bị khóa lại. Nếu áp suất chất lỏng tăng thêm nữa thì áp lực đến phanh sau sẽ tăng. Tuy nhiên vì đường chất lỏng đến phanh trước đóng lại, nên áp lực đến phanh trươc không thể tăng được nữa và được duy trì ở giá trị không đổi.

Nếu điều kiện này tiếp tục, áp suất đầu vào tiếp tục tăng thì pittông 1 sẽ ép lò xo A 5, cho tới khi phớt nối 7 bị đẩy xuống dưới. Vì vậy khi nhấn tay phanh trái thì phanh sau bị tác động nhẹ nhàng, còn phanh trước chỉ bị tác dụng một lực nhỏ. Khi bóp tay phanh phải thì lực phanh tới phanh trước hoạt động tự do như bình thường

(3) Khoảng mà áp suất chất lỏng ở phanh trước bị trễ so với áp suất phanh sau:

Ở điều kiện thứ 2, nếu đẩy cần phanh với lực lớn hơn thì áp lực chất lỏng tiếp tục tăng do vậy làm cho lực đẩy phía trên của pittông 1 tăng, khi lực này tăng tới một giá trị được xác định trước thì nó sẽ đẩy phớt nối 7 xuống, và làm nén lò xo A 5. Do vậy đường đến phanh trước được mở ra, cho phép chất lỏng truyền tới phanh trước. Điều này làm cho lực phanh ở phanh trước tăng nhẹ, nhưng lại làm giảm sự chênh lệch áp suất chất lỏng ở phía trước và phía sau. Tuy nhiên, pittông1 và phớt nối 7 ngay sau đó sẽ được đẩy lên bởi lò xo A 5 đóng đường (B) lại. Quá trình này được lặp lại, khi áp suất chất lỏng tăng thì pittông và phớt nối sẽ được đẩy xuống làm mở đường phanh trước, khi đó áp lực ở phanh trước thấp hơn một ít so với phanh sau.Tất nhiên khi áp lực đầu vào tâng thì sự chênh lệch áp suất ở phía trước và sau giảm dần.

(4) Khoảng mà tại đó áp suất phanh trước và phanh sau bằng nhau

Khi áp suất đầu vào tăng vượt quá một giá trị cụ thể thì pittông 1 sẽ bị đẩy xuống, và đường chất lỏng B khi đó vẫn còn mở. Vì vậy khi đẩy tay phanh với lực mạnh để phanh nhanh ở phanh sau thì áp suốt ở ngàm phanh trước và phanh sau cân bằng nhau.

Khi đẩy tay phanh với lực mạnh thì độ lớn của lực phanh không điều khiển bằng áp suất chất lỏng được. Vì vậy mà đường kính của piston ở ngàm phanh được thiết kế để phù hợp với sự phân bố lực phanh. Trong quá trình phanh hoàn toàn thì họat động của tay phanh phải gây ra hiện tượng phanh cứng ở phanh trước. Để phòng tránh hiện tượng này thậm chí ngay cả khi phanh tay phanh trái thì cần có sự điều chỉnh. Vì lý do này nên với ngàm phanh có 1 pittông thì đường kính pittông trước đựơc thiết kế nhỏ hơn và pittông ngàm phanh sau

III - Những điểm lưu ý trong việc bảo trì:

Ở hệ thống phanh thủy lực ABS, đường chất lỏng từ tay phanh hay chân phanh đều có van trễ. Tại van trễ luôn có một đường nhỏ mà khí có thể duy trì. Ngoài ra đường ống dẫn tới ngàm phanh đi lên trên sau đó uốn cong xuống phía dưới nên khí không thể xả trừ khi xy lanh chính hoạt động một số lần để đầy dầu phanh. Nếu sau khi tháo ra thì quá trình xả khí cần được thực hiện.

Đường đi của ống và cấu trúc bên trong thay đổi theo đời xe vì vậy cần tham khảo tài liệu để thực hiện xả khí. Mặc dù hoạt động xả khí giống như hệ thống phanh đĩa bình thường khác, tuy nhiên luôn phải theo quy trình đúng để đảm bảo bảo trì có hiệu quả

Trong cuộc sống hàng ngày, an toàn luôn được ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là khi tham gia giao thông. Hệ Thống Phanh Kết Hợp Thủy Lực (CBS) trên các chiếc xe máy là một bước tiến lớn trong việc nâng cao hiệu suất và an toàn khi phanh. Bằng cách kết hợp giữa phanh trước và phanh sau, CBS giúp người lái dễ dàng kiểm soát và ngăn chặn xe một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc bảo trì hệ thống phanh này cũng cực kỳ quan trọng để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả. Với việc hiểu rõ về cách hoạt động của CBS và các lưu ý khi bảo trì, người lái xe có thể yên tâm hơn khi tham gia vào giao thông đường bộ, mang lại cho mình và cho người khác một hành trình an toàn và dễ dàng hơn.

Share on facebook
Tin tức khác