Bình Điện Ở Xe Máy Là Gì?
Bình điện, hay còn gọi là ắc quy, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống điện của các phương tiện và thiết bị. Hiểu rõ về bình điện không chỉ giúp chúng ta sử dụng hiệu quả mà còn bảo dưỡng và kéo dài tuổi thọ của nó. Bình điện là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các thiết bị điện tử trên xe, từ hệ thống khởi động đến đèn chiếu sáng và các thiết bị điều khiển.
1. Các loại bình điện trên xe máy:
Cơ bản có hai loại bình điện cho xe gắn máy.Một loại cần kiểm tra có phải bổ sung thêm dung dịch hay không được gọi là bình điện nước và loại kia được gọi là bình có van điều tiết (VRLA) nói chung chúng được gọi là bình MF.
Loại có van điều tiết được phân chia thành 2 loại, Loại được đổ dung dịch từ trước khi sử dụng ngay tại nhà máy sản xuất bình và sạc.
- Loại bình điện:
2. Bình điện nào cho xe máy:
A - Khi động cơ không chạy và khi khởi động động cơ, bình điện cung cấp tất cả điện năng
B - Khi tốc độ động cơ thấp, năng lượng điện được cung cấp từ cả máy phát và bình điện cho các thiết bị tiêu thụ
C - Khi tốc độ động cơ cao, máy phát cung cấp điện nhiều hơn cần thiết và phần cung cấp thừa đó được dùng để sạc lại cho bình điện phụ thuộc từng loại xe mà điện được cung cấp phù hợp với tải trọng theo tốc độ động cơ nhưng nhìn chung là chúng cao hơn chút ít ở tốc độ cầm chừng. Nếu tải trọng cần nhiều hơn cung cấp từ máy phát thì bình điện sẽ phóng điện cung cấp cho các bộ phận thiếu đó là quá trình cung cấp năng lượng.
3. Phản ứng hóa học của quá trình sạc điện và phóng điện:
Bình điện bao gồm hai điện cực khác nhau (kim loại khác nhau) và dung dịch điện phân, năng lượng hóa học có thể chuyển thành điện năng và cung cấp ra ngoài. Ngược lại khi điện được cung cấp lại chúng lại chuyển hóa thành năng lượng hóa học như ban đầu và có thể cất giữ.
Bình điện cho xe máy có hai loại điện cực khác nhau. Chúng được sử dụng là đioxits chì cho cực dương và chì sốp cho cực âm và dung dịch là axít sulfuric.
Khi bình điện phóng năng lượng điện thì đioxits chì ở cực dượng và chì xốp ở cực âm sẽ tác dụng hóa học với dung dịch axits sulfuricvà biến thành chì sulfat. Sulfuric axit là chất dẫn điện cho phóng điện va giải phóng ra nước và vì lượng nước lúc này nhiều lên do đó tỷ trọng dung dịch trở lên bị giảm đi.
Trái lại khi bình nhận lại điện cả hai điện cực. Nếu sulfát chì đều chuyển hóa về dioxit chì và chì xốp như ban đầu và trả lại aixit sulfuric về dung dịch. Lượng nước tạo ra trong quá trình phóng điện sẽ trở lại hòa thành dung dịch aixits và tỷ trọng dung dịch trở về trạng thái ban đầu.
Khi bình điện hoàn thành ở tình trạng sạc đầy, phản ứng hòa học của quá trình sạc giảm và chất điện phân trong nước tăng. Oxygen được sinh ra tại điện cực dương và trong khi khí có thể gây cháy nỏ hydrogen được sinh ra ở điện cực âm. Hơn nữa khi bình điện được sạc đầy dòn sạc nhanh chóng sinh ra khí hydrogen và oxygen từ các điện cực làm cho nhiệt độ của bình cao nên đó là lý do tại sao dung dịch của bình lại cạn xuống nhanh chóng. Quá sạc có thể ăn mòn điện cực và kết hợp với chất kết tủa tác dụng với chì ở cực âm làm hư hỏng bình điện. Khi nhiệt độ bình điện tăng do quá sạc sẽ làm ngắn tuổi thọ của bình điện và làm nó hư hỏng, do đó khi sử dụng máy sạc để sạc bình cú ý không để dòng sạc và điện áp sạc cao hơn thông số tiêu chuẩn nó sẽ làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của bình điện.
Khí hydrogen và oxygen sinh ra trong quá trình sạc bình di chuyển ra ngòai cần mở các nắp đậy các ngăn bình điện với loại bình nước thông thường cho khí này ra ngoài. Trong khí đó điều chỉnh điện áp sạc thích hợp để hạn chế chúng sinh ra nhưng không thể bằng không do đó phải mở nắp.
Với bình điện loại khô hấp thu khí ga sinh ra và sinh ra nước trở lại tuy nhiên không thể hạn chế hoàn toàn lượng khí này sinh ra nên nó vẫn cần có van để cho khí ra ngoài.
* Sulfat hóa:
Khi dung dịch điện phân bị cạn và phơi điện cực ra nếu bình tiếp tục được sử dụng thì các bị xốp màu trắng bám trên một số chỗ xuất hiện đó là hiện tượng sulfat hóa. Rất khó có thể hồi phục lượng chì bị mất này khi bị sulfat hóa khi sạc lại bình điện. nó làm giảm tuổi thọ của bình điện. Hiện tượng này không chỉ xảy ra khi bình điện bị cạn dung dịch mà còn xảy ra khi bình để phóng điện do không chăm sóc định kỳ với bình.
4. Chất điện phân:
Dung dịch axít sulfuric, là sự pha trộn axits sulfuaríc với nước. Nó trong suốt không màu và mùi vị khi nó tác dụng với chì đioxít ở cực dương và chì xốp ở cực âm nó phụ thuộc vào tình trạng sạc của bình điện. nhìn chung thông số tiêu chuẩn của chất điện phân đối với bình điện nước là 1.280 (20°C) khi bình được sạc đầy.
Bảng dưới đây chỉ ra mối liện hệ giữa thông số tỷ trọng chất điện phân. Khi thông số này giảm đi có nghĩa là lượng a xít trong dung dịch cũng ít đi.
Đối với loại bình điện khô thì tỷ trọng dung dịch thường trong khoảng 1,32 (Ví dụ GS, Yuasa). Do thông số tỷ trọng dung dịch của hai loại bình điện kho và nước khác nhau bạn cần sử dụng đúng loại dung dịch cho mỗi loại bình điện. và axits độc do đó cần thận trọng khi sử dụng nó (xem bảng miêu tả dưới đây)
Tỷ trọng axit trong dung dịch | ||||
Thông số tỷ trọng | 1.10 | 1.20 | 1.28 | 1.32 |
Lượng axit | 14.7 | 27.7 | 37.4 | 41.5 |
* Tỷ trọng của dung dịch và lượng phóng điện (bình thông thường):
Tỷ trọng dung dịch giảm tuyến tính với sự phóng điện và có thể dùng để kiểm tra tình trạng phóng điện của bình điện thích hợp nhất để đo tỷ trọng của dung dịch là dùng tỷ trọng kế (theo hướng dẫn sử dụng tỷ trọng kế). Mối liên hệ giữa tỷ tọng dung dịch và sự phóng điện khi sử dụng dung dịch axits sulfuric có tỷ trọng 1.280 (20°C) tới 1.260 (20°C) khi sạc đầy miêu tả như biểu đồ.
Hiểu rõ về bình điện giúp người dùng có thể tự tin hơn trong việc bảo trì và sửa chữa xe, từ đó tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn khi sử dụng. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ hữu ích và giúp bạn nắm vững hơn về một trong những thành phần thiết yếu của xe máy.
Share on facebook