Cùng tìm hiểu về hệ thống mã hóa khóa động cơ Immobilizer

Ngày đăng: 22/11/2022 15:59:47
Lượt xem: 3195

Hệ thống chống trộm Immobilizer: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Các nhà sản xuất xe hơi ngày nay rất chú trọng đến vấn đề chống trộm ô tô. Trong đó, hệ thống chống trộm Immobilizer đang làm tốt nhiệm vụ ngăn xe khởi động khi có dấu hiệu bị trộm.

1. Hệ thống chống trộm Immobilizer là gì?
Hiện nay có khá nhiều thiết bị, hệ thống chống trộm dành cho xe ô tô. Những thiết bị này góp phần đảm bảo an toàn cho tài sản của chủ xe cũng như hạn chế tình trạng trộm cắp xe. Trong các thiết bị chống trộm ô tô có một sản phẩm khá nổi bật đó là hệ thống chống trộm Immobilizer.

Hệ thống chống trộm Immobilizer hay còn gọi là IMMO là một hệ thống có thể ngăn chặn động cơ ô tô khởi động bằng chìa khóa tự chế đến từ kẻ trộm. Khi mã ID truyền từ chìa khóa không tương thích mới mã ID đã được đăng ký trước trong ICM (Immobilizer Control Module).

Hệ thống này sẽ có nhiệm vụ cố định khối nguồn của động cơ. Thiết bị sẽ ngắt mạch điện trong các hệ thống đánh lửa điện tử và các bộ phận khác của bộ nguồn như máy tính. Nhờ đó, xe sẽ bị vô hiệu hóa và không thể khởi động được khi có xâm nhập trái phép. Tình trạng trộm cắp xe sẽ được giảm thiểu đáng kể nếu chủ xe trang bị thêm hệ thống này bên cạnh một số cảnh báo chống trộm bằng còi, đèn.

2. Cấu tạo hệ thống chống trộm Immobilizer
Để đảm bảo an toàn cho ô tô các chủ xe thường trang bị thêm hệ thống chống trộm, cảnh báo xâm nhập trái phép. Mỗi loại sẽ có những tính năng, cấu tạo khác nhau. Nhưng nhìn chung cấu tạo của các hệ thống chống trộm bao gồm:

Bộ điều khiển (ECU chống trộm)
Thiết bị báo động
Bộ máy công tắc
Hệ thống cảm biến
Đây là những bộ phận chính tạo nên một thiết bị chống trộm cơ bản. Còn đối với IMMO chúng có cấu tạo như sau:

Bộ tách sóng vệ tinh kết hợp bộ truyền tín hiệu từ xa
Bộ phận này sẽ được tích hợp trong bộ chìa khóa ID của xe. Nó là nơi chứa các dữ liệu mã hóa để khởi động xe. Nếu xe không nhận được các tín hiệu từ bộ phận này ECU sẽ tiến hành vô hiệu hóa xe để ngăn khởi động.

Bộ điều khiển từ xa hệ thống chống nổ máy
Nhiệm vụ của bộ điều khiển từ xa là nhận và truyền các tín hiệu của bộ tách sóng vệ tinh về hệ thống điều khiển điện tử.

MICU (có bộ imoes tích hợp) và ECM/PCM
Đây cũng là một phần trong cấu tạo hệ thống chống trộm Immobilizer. Nó nhận và xử lý tín hiệu từ bộ điều khiển từ xa chống nổ máy truyền về.

Đèn báo hệ thống
Hệ thống đèn báo ô tô sẽ dùng để thông báo tình trạng hoạt động của toàn bộ hệ thống chống trộm. Nếu có sự cố ECU sẽ gửi tín hiệu và đèn sẽ sáng để cảnh báo cho chủ xe.

3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống chống trộm Immobilizer
Một hệ thống chống trộm trên xe ô tô sẽ có bốn trạng thái khác nhau:

Trạng thái không làm việc
Trạng thái chuẩn bị làm việc
Trạng thái làm việc
 Trạng thái báo động
Khi hệ thống vào trạng thái báo động nó sẽ hoạt động theo nguyên lý sau:

Chìa khóa ID được đưa vào ổ khóa điện của xe ô tô và xoay đến vị trí ON. Lúc này, bộ phận tích hợp làm nhiệm vụ truyền tín hiệu về bộ tách sóng vệ tinh. Tiếp theo đó bộ tách sóng sẽ phát tín hiệu đã được mã hóa trở lại bộ phận tích hợp.

Tín hiệu được mã hóa sẽ tiếp tục được truyền đến ECM/PCM và MICU. Tại đây, ECM/PCM và MICU nhận tín hiệu và bắt đầu nhận diện chúng. Trường hợp tín hiệu trùng khớp với cài đặt trước đó nó sẽ cấp điện áp để nhiên liệu được bơm vào và đánh lửa. Lúc này, động cơ ô tô sẽ được khởi động.

Trường hợp tín hiệu mã hóa không trùng khớp hệ thống sẽ ngăn các hoạt động để khởi động xe ô tô. Như vậy, kẻ trộm sẽ không thể nổ được máy xe và tránh xe bị mất trộm.

4. Phân loại hệ thống chống trộm Immobilizer
Việc trang bị các hệ thống chống trộm cho xe ô tô là điều cần thiết và nên làm nếu không muốn bị mất một tài sản giá trị. Với hệ thống chống trộm Immobilizer chiếc xe sẽ được bảo vệ tốt và tăng tính an toàn.

Hiện nay, các nhà sản xuất đã cung cấp nhiều loại thiết bị chống trộm khác nhau để phù hợp và mở rộng khả năng sử dụng với từng dòng xe. Hệ thống chống trộm IMMO được phân thành nhiều loại khác nhau như:

4.1. Loại OEM
Đây là loại chống trộm sẽ được lắp cố định vào xe. Các thiết bị điện tử trên xe hoạt động với tín hiệu tương ứng được phát ra từ bộ điều khiển bảo vệ. Những thiết bị chống trộm này sẽ khó có thể tháo gỡ nếu như không có kinh nghiệm.

Bộ sản phẩm bao gồm: bộ nguồn, ăng ten, phím bấm có gắn chip. Nhờ vào nguyên lý hoạt động từ tính nên nó được lắp trong thân chìa khóa mà không cần pin. Những thiết bị này đảm bảo an toàn và không làm đứt mạch điện của xe hơi. Tuy nhiên, vẫn nên cẩn thận khi lắp đặt chúng để tránh xảy ra sự cố với bộ khởi động của xe.

4.2. Loại bổ sung
Các chủ xe có thể sử dụng hệ thống chống trộm bổ sung để lắp đặt cho xe nhằm nâng cao tính an toàn. Đối với thiết bị bổ sung thường sẽ có hai loại:

Hệ thống chống trộm không tiếp xúc: Hệ thống này không có các dây kết nối giữa bộ truyền động và bộ điều khiển bảo vệ. Các tín hiệu sẽ được truyền thông qua Bluetooth.
Hệ thống chống trộm liên lạc: Nó sẽ có một rơ le để kết nối hoặc ngắt mạch thiết bị điều khiển trong hệ thống. Có thể kích hoạt nó bằng mật mã nhập trên bảng điều khiển hoặc bằng một tín hiệu chính từ hệ thống.
Chủ xe nên tìm hiểu và cân nhắc trong việc lựa chọn loại chống trộm bổ sung nào cho xe. Bởi có thể mỗi xe sẽ tương thích với từng hệ thống khác nhau. Vì vậy nên đem xe đi kiểm tra để lắp chống trộm phù hợp.

Trước khi cài đặt các sửa đổi liên lạc, cần làm rõ cách điện tử của xe sẽ phản ứng với các tín hiệu từ bộ phận điều khiển. Đôi khi ECU nhận ra một mạch hở là lỗi và yêu cầu thiết lập lại chúng. Trong mọi trường hợp, bộ cố định phải được chọn cho một chiếc xe cụ thể.

4.3. Loại dùng mã
Hệ thống chống trộm Immobilizer ngoài bộ điều khiển, bộ truyền động còn có thêm bàn phím để nhập mã. Mã số sẽ được cài đặt trước đó để tăng tính an toàn cho thiết bị. Với loại này không cần phải sử dụng chìa khóa vì mật mã chính là cách để khởi động. Tuy nhiên, mã số có thể bị lộ nếu kẻ gian vô tình nhìn thấy khi chủ xe đang bấm chúng.

Ngoài ra, một số sản phẩm chống trộm được thiết kế chỉ có một nút bấm. Lúc này, mã số sẽ là thời gian giữa các lần nhấp nên kẻ trộm sẽ khó có thể nhìn trộm được. Đây được xem là một hệ thống chống trộm an toàn và đáng tin cậy.

4.4. Loại tích hợp tính năng quét vân tay
Thay vì sử dụng loại tích hợp với chìa khóa hệ thống chống trộm Immobilizer cũng có dạng quét vân tay. Thiết bị sẽ được trang bị một đầu đọc vân tay của chủ xe hoặc những người đã được đăng ký trước đó.

Động cơ xe có thể được khởi động một cách trái phép ở chế độ khẩn cấp, nhưng sau một thời gian ngắn nó sẽ dừng lại và xe không thể di chuyển được.

4.5. Loại không tiếp xúc
Với loại chống trộm này nó bao gồm thiết bị cố định và có thể được kích hoạt hoặc tắt ở một khoảng cách nhất định so với xe. Nó giống như còi báo động chống trộm xe hơi.

Ngoài ra, còn một số dạng khác của hệ thống chống trộm Immobilizer như: loại cố định tầm xa; hệ thống chống trộm tầm xa cảm biến chuyển động…

Có thể thấy hệ thống chống trộm Immobilizer giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ xe khỏi kẻ trộm. Nhờ có hệ thống này mà sự xâm nhập từ kẻ trộm sẽ bị chặn đứng bởi động cơ xe sẽ không hoạt động khi dùng sai chìa khóa xe. Vì vậy, tài sản của chủ xe được bảo vệ tốt hơn.

Share on facebook
Tin tức khác