Tìm Hiểu Về Cơ Cấu Hệ Thống Phanh Đùm, Cách Kiểm Tra Và Bảo Dưỡng Phanh Đùm

Ngày đăng: 13/04/2024 08:54:55
Lượt xem: 56

Hệ thống phanh đùm xe máy là một phần quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho người điều khiển xe trong quá trình di chuyển. Hệ thống này sử dụng lực ma sát giữa má phanh và đùm bánh xe để giảm tốc độ hoặc dừng xe khi cần thiết.

I - Mô hình phanh xe máy:

Cơ cấu phanh xe để giảm tốc độ của bánh xe nhờ lực ma sát. Nhờ vật liệu ma sát để hạn chế chiều quay của bánh xe và biến đổi động lực học sinh nhiệt thành hoạt động phanh. Vì vậy, khi phanh hoạt động thì nhiệt độ của sự tiếp xúc tăng lên. Nếu hoạt động của phanh càng lâu dẫn đến sự tiếp xúc càng tăng thì lực ma sát sẽ lớn và sinh nhiệt. Cơ cấu phanh trở nên nóng và được làm mát nhờ không khí khi xe chạy và nhiệt sinh ra giảm đi. Vì vậy, lực phanh lớn tương đương hiệu suất phanh cao, hiệu suất đó là kết quả của việc làm mát.

1. Các loại phanh:

- Phanh đùm:

Lực phanh dài là khi guốc phanh đẩy vào đùm phanh tại bên trong may ơ bánh xe. Bề mặt tiếp xúc là bên trong may ở của bánh xe, nhiệt khó thoát hơn phanh đĩa và không được sử dụng trên xe có tốc độ cao nhưng được sử dụng rộng rãi ở các đời xe có tốc độ nhỏ do cấu trúc đơn giản và giá thành rẻ.

- Phanh đĩa:

Lực phanh tạo ra do má phanh ép chặt vào đĩa phanh, đĩa phanh được lắp trên bánh xe. Phanh đĩa tỏa nhiệt tốt hơn bởi vì bề mặt nó được lắp bên ngoài tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên được sử dụng cho xe có tốc độ lớn.

2. Các loại dẫn động:

- Dẫn động bằng cơ khí:

Cơ cấu cơ khí được sử dụng chính cho phanh đùm, tay phanh và chân phanh hoạt động truyền chuyển động cơ khí đến phanh thông qua dây cáp nối với tay phanh hoặc thanh dẫn nối với chân phanh. Khi mà guốc phanh bị mòn, hành trình tự do của cần phanh tăng lên, vì vậy cần điều chỉnh hành trình tự do đúng quy định là cần thiết.

- Dẫn động bằng thủy lực:

Hoạt động của tay phanh hoặc chân phanh tác động đến xy lanh thủy lực, truyền áp suất thuỷ lực đến ngàm phanh theo ống dẫn chịu áp suất. Ở một số xe mô tô, sử dụng phanh đĩa loại khác. Khi má phanh mòn, xi lanh chứa chất lỏng tự động điều chỉnh lưu lượng chất lỏng, vì vậy để loại trừ hiện tượng trên cần điều chỉnh hành trình tự do đúng theo tiêu chuẩn. Loại này được ứng dụng ở một số xe đời ATV.

II - Cơ cấu hệ thống phanh đùm

Cơ cấu phanh đùm được chia làm hai loại dựa vào loại truyền lực hoạt động từ tay phanh và chân phanh đến phanh: loại dây cáp và loại thanh dẫn.

1. Loại dây cáp:

Dây cáp truyền chuyển động của cần phanh đến phanh. Ngoài ra, phanh sau của xe ga, cũng hoạt động nhờ dây cáp được nối với tay phanh bên trái của tay lái

2. Loại thanh dẫn:

Loại thanh dẫn sử dụng cho bánh sau. Hoạt động của chân phanh được truyền đến phanh thông qua thanh dẫn. Khi mà nhả chân phanh ra thì nó sẽ trở lại vị trí ban đầu thông qua lực lò xo chân phanh

3. Hoạt động của phanh đùm:

Phía bên trong phanh có cặp guốc phanh, được giữ bởi lực lò xo. Má phanh được làm bằng vật liệu ma sát và được gắn trên bề mặt bên ngoài guốc phanh. Khi tay phanh hoạt động cần phanh làm cam phanh quay đẩy phần đầu bên cạnh cam phanh của guốc phanh. Hơn nữa guốc phanh sẽ mở rộng ra nhờ chốt mỏ neo như điểm tựa và tỳ vào bề mặt bên trong của đùm phanh để tạo ra lực phanh. Khi tay phanh nhả ra, guốc phanh và cam phanh trở lại vị trí ban đầu nhờ lực lò xo.

Khe hở giữa guốc phanh và đùm phanh cần điều chỉnh theo đúng tiêu chuẩn thì phanh xe không bị trượt khi tác động phanh lúc xe hoạt động. Khi bề mặt má phanh và bên trong đùm phanh mòn tức là khe hở tăng lên vì vậy việc điều chỉnh khe hở là cần thiết.

a. Khi hoạt động:

Ở hình bên dưới guốc phanh bên phải được gọi là guốc phanh chính, guốc phanh bên trái gọi là guốc phanh phụ. Loại cấu trúc phanh đùm này gọi là loại chính – phụ. Khi guốc phanh chính tiếp xúc với bề mặt bên trong khi đùm phanh quay theo chiều mũi tên thì tại guốc phanh bên trong đùm phanh xuất hiện lực theo hình vẽ đấy được gọi là cùng một hiệu quả. Cũng ở trên hình này, khi guốc phanh phụ ở bên trái tiếp xúc với bề mặt bên trong của đùm phanh xuất hiện lực văng ra xa nó từ đùm phanh. Vì vậy, lực phanh ở guốc phanh chính lớn hơn guốc phanh phụ. Vì vậy, độ mòn của guốc phanh chính lớn hơn guốc phanh phụ.

b. Dấu chỉ thị mòn:

Để kiểm tra độ mòn của guốc phanh và đùm phanh không cần phải tháo cơ cấu phanh ra, độ mòn được chỉ thị trên panel phanh.
Khi phanh hoạt động dấu chỉ thị độ mòn sẽ chỉ cho biết độ mòn của má phanh và đùm phanh, một là khi dấu mũi tên chỉ thị độ mòn đến gần dấu "∆" ở trên panel phanh thì má phanh hoặc đùm phanh mòn, hai là cả hai cùng mòn. Nếu dấu mũi tên trùng với dấu "∆" thì do má phanh hoặc đùm phanh mòn ngoài giới hạn tiêu chuẩn về kĩ thuật cần phải thay thế

4. Má phanh:

Má phanh làm bằng vật liệu ma sát được gắn trên bề mặt guốc phanh và có xu hướng tiếp xúc với đùm phanh để tạo ra lực phanh. Do đó má phanh là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất của phanh, nó phải có đặc điểm sau:

• Phải có độ ma sát thích hợp để tạo lực khi hoạt động

• Sản phẩm không gây mùi và gây ồn khi hoạt động

• Chống lại sư ăn mòn

• Đặc tính chống lại sự biến đổi

Để đáp ứng yêu cầu trên, nói chung má phanh được đúc bởi nhựa tổng hợp, má phanh làm bằng nhựa tổng hợp giữ nhiệt ngắn do các sợi và nhựa tổng hợp được tôi rắn lại khi có nhiệt. Lực ma sát của má phanh giảm đi khi nhiệt độ tăng lên. Vì vậy, hiệu quả giảm nhiệt do ma sát là cần thiết.

5. Hiện tượng bất thường của phanh đùm:

a. Hiện tượng mòn phanh:

Nếu má phanh trở nên nóng không bình thường, lực ma sát giảm là hệ quả của phanh hỏng. Phanh được thiết kế dựa trên quá trình mài mòn ma sát sinh nhiệt để ngăn chặn mòn phanh trong lúc sử dụng thông thường. Tuy nhiên, hiện tượng trượt phanh xuất hiện không đồng đều hoặc liên tục bám chặt vào phanh khi xuống đoạn dốc dài. Hơn nữa, một điều hay gặp ở phanh đó chính là việc điều chỉnh sai hành trình tự do của phanh, nhiệt độ tăng lên do má phanh và đùm phanh tiếp xúc với nhau trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây mòn phanh. Khi hành trình tự do quá nhỏ hoặc sự co lại của guốc phanh không thích hợp vì vậy mòn phanh dễ xuất hiện vì vậy cần bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn.

Nếu mòn phanh xuất hiện, ngừng xe và đợi cho nhiệt độ phanh xuống thấp, khi nhiệt độ xuống thấp thì lực mài mòn trở về điều kiện ban đầu.

b. Cáp nhanh:

Cáp phanh bao gồm lỗi cáp bên trong để truyền chuyển động của cần phanh và vỏ bảo vệ bên ngoài để lõi cap hoạt động êm ả hơn. Nếu đường đi của cáp không đúng thì chỗ uốn của cáp có thể trở nên sắc nhọn cản trở hoạt động êm ả của phanh. Được để cập trong tài liệu bảo trì khi trình bày về phanh.
Nếu nước vào trong cáp là nguyên nhân gây ra sự gỉ séc làm hoạt động không được êm ả. Trường hợp xấu nhất là cap bên trong bị kẹt hoặc gẫy ống cao sau được trang bị cả hai đầu của cap để ngăn nước vào bên trong và bảo vệ khỏi bị lộ ra ngoài môi trường.
Nếu chuyển động không bình thường hoặc hoạt động của phanh bị cản trở thì tháo ra khỏi xe và kiểm tra xem có hoạt động êm không, nếu quan sát thấy hoạt động không bình thường thì thay cái mới

III - Kiểm tra và bảo dưỡng phanh đùm:

1. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của phanh:

Khi guốc phanh mòn, khe hở giữa guốc phanh và đùm phanh rộng lên và hành trình cần phanh tăng lên. Điều quan trọng là kiểm tra đều đặn và điều chỉnh đầu ốc ở cần phanh sao cho hành trình tự do nằm trong tiêu chuẩn kỹ thuật.

Tiêu chuẩn để đánh giá hành trình tự do của tay phanh và chân phanh là tình trạng của dấu chỉ thị và dựa vào tài liệu bảo dưỡng.

2. Phanh trước:

Sử dụng thước để kiểm tra hành trình tự do của phanh tại đầu mút của tay phanh trước. Để điều chỉnh ta điều chỉnh đai ốc ở cuối cap phanh và trên phần ốp của tay phanh.

3. Phanh sau:

Sử dụng thước để kiểm tra hành trình tự do ở đầu mút của chân phanh. Để điều chỉnh ta điều chỉnh đai ốc ở cuối thanh dẫn của phanh.

Cẩn thận: Khi điều chỉnh hành trình tự do của phanh, vị trí chiếu sáng của đèn hậu có thể thay đổi. Sau khi điều chỉnh hành trình tự do phải điều chỉnh lại công tắc đèn phanh sau

4. Kiểm tra má phanh:

Tổng quan, bề mặt cam bị ép mạnh trở lại thì độ mòn của dùm phanh sẽ lớn lên, thậm chí ta thấy một guốc phanh mòn quá tiêu chuẩn quy định thì cũng cần thay thế và lắp ráp lại.

5. Kiểm tra đùm phanh:

Khi độ mòn ở giới hạn kỹ thuật, nếu độ mòn má phanh trong tiêu chuẩn kỹ thuật thì kiểm tra xem độ mòn của đùm phanh có vượt quá giới hạn bảo trì không. Kiểm tra đường kính trong của đùm phanh và nếu ngoài phạm vi cho phép thì ta phải thay thế may ơ bánh xe mới.

6. Tháo phanh đùm:

Khi tháo và lắp phanh đùm với các loại khác nhau. Tham khảo tài liệu bảo trì giới thiệu. Thí dụ cho việc tháo và lắp phanh đùm xem trang kế tiếp.

a. Guốc phanh:

Chú ý: Khi sử dụng guốc phanh sau khi tháo ra bảo dưỡng, khi lắp phải đúng vị trí ban đầu của chúng để diện tích tiếp xúc giữa má phanh và đùm phanh cũng đúng vị trí trước khi tháo. Sử dụng bút chì để đánh dấu vị trí thích hợp trên bề mặt của các guốc phanh.

(1) Tháo guốc phanh, ấn và căng guốc phanh ra, nâng guốc phanh ở bên phải lên một góc. Lúc này guốc phanh đầu tiên có thể tháo dễ do bị guốc phanh kia nâng lên theo.

(2) Sau khi đã tháo guốc phanh từ panel phanh, tiếp tục tháo lò xo guốc phanh. Nếu tháo lò xo đầu tiên với lực quá lớn thì sẽ làm méo mó lò xo guốc phanh. Hơn nữa nếu bề mặt lò xo bị hư hỏng thì nó có thể bị đứt lò xo khi xe hoạt động

b. Cam phanh:

(3) Trước tiên phải kiểm tra sự trùng nhau của dấu chấm giữa tay phanh và cam phanh. Nếu không thấy thì do hư hỏng hoặc bụi bẩn, hoặc do đặt sai trong quá trình lắp ráp

(4) Tháo bu lông, đai ốc và sau đó đến tay phanh:

Chú ý:

- Khi bulông nằm trong rãnh trục cam thì tay phanh không thể tháo ra được trừ khi bạn tháo nó ra khỏi rãnh.

- Nếu tay phanh khó tháo thì căng phần hở trên tay ra một chút. Nhưng chú ý không dùng lực mạnh để căng. Có thể không cần chèn bulông trong lúc lắp.

- Phần khuyết trên trục cam trùng với phần lồi trên đĩa chỉ thị mòn. Điều này không xảy ra khi lắp, vì vậy kiểm tra lại lúc tháo.

(5) Tháo các chi tiết ở trên bát phanh theo các bước sau:

- Đĩa chỉ thị mòn

- Phớt làm kín và chắn bụi

- Lò xo hồi vị

- Cam phanh

7. Lắp phanh đùm:

a. Cam phanh:

(1) Bôi mỡ vào bề mặt trượt của cam và chốt neo

Chú ý:

- Sau khi lau sạch lớp mỡ cũ ta bôi một lớp mỡ mới dày hơn vào bộ phận đó

- Sau khi lắp nếu bôi quá nhiều mỡ thì bộ phẫn sẽ không chạy được

(2) Lắp cam phanh

(3) Lắp lò xo hồi vị vào lỗ trên pannel phanh

(4) Lắp phớt chắn vụi vào rồi sau đó lắp tấm chỉ thị độ mòn

Chú ý: Nếu đĩa chỉ thị mòn mà lắp không vào rãnh trên trục cam thì độ mòn không xác định đúng độ chỉ thị mòn tiêu chuẩn của guốc phanh.

(5) Điểm chấm trên cam phanh và tay phanh phải trùng nhau và sau đó lắp tay phanh (vị trí tiêu chuẩn).Trong lúc lắp đặt để ý sự trùng của chấm, nếu lắp lệch răng thì cũng xảy ra sự không trùng như hình bên.

(6) Chú ý lắp đúng hướng của bulông và siết đúng lực tiêu chuẩn đối với đai ốc bulông.
Chú ý: Nếu lắp bulông theo hướng ngược lại và khi lắp pannel lên xe bulông sẽ bị ép chặt vào trục cam dẫn tới khó cho việc tháo rời.

(7) Lắp tay phanh vào trục cam phanh rồi lắp vào lò xo hồi vị sau đó di chuyển để kiểm tra sự lắp ráp có đúng không

b. Guốc phanh:

Chú ý: Khi sử dụng lại guốc phanh lúc lắp vào cần phải lắp đúng vị trí đánh dấu.

(8) Lắp lò xo vào guốc phanh

(9) Đầu tiên cố định một guốc phanh sau đó kéo dãn lò xo guốc phanh ra để lắp nốt guốc phanh còn lại lên pannel (bát) phanh.

c. Điểm chú ý khi lắp pannel phanh trước:

Khi lắp pannel phanh trước vào trục bánh trước, phải lắp vị trí bánh răng của đồng hồ công tơ mét trùng với rãnh trên may ơ trục trước. Nếu lắp không đúng thì là nguyên nhân gây hư hỏng.

Chú ý: 

Khi bảo dưỡng, chú ý xem có vật chất lạ nào như dầu có bám vào đùm phanh hay bề mặt má phanh không? Nếu có dầu dính chặt vào thì sẽ làm giảm lực ma sát dẫn tới làm giảm lực phanh.

Nếu dầu có ở trong đùm phanh thì lau sạch dầu đi. Nếu dầu ở má phanh, dầu xâm nhập vào má phanh và gây cho việc tháo lắp khó khăn. Trong trường hợp này thay thế guốc phanh mới.

Tìm hiểu về cơ cấu hệ thống phanh đùm, cách kiểm tra và bảo dưỡng phanh đùm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khi vận hành xe máy. Hệ thống phanh đùm là một trong những thành phần cốt lõi của xe, chịu trách nhiệm giảm tốc và dừng xe một cách an toàn. Việc nắm vững kiến thức về cơ cấu hoạt động của phanh đùm, cùng với cách kiểm tra và bảo dưỡng đúng cách, sẽ giúp người sử dụng phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề tiềm ẩn.

 

Share on facebook
Tin tức khác