Thay Thế Lốp Xe Như Thế Nào Mới Đúng?
Khi những vấn đề về an toàn giao thông và hiệu suất vận hành trở nên ngày càng quan trọng, việc chọn lựa lốp xe máy phù hợp không chỉ là một nhu cầu mà còn là một yếu tố quyết định đối với trải nghiệm lái xe. Lốp xe đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc duy trì sự ổn định và an toàn khi di chuyển trên đường, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu của phương tiện. Điều này thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm những giải pháp thay thế lốp xe máy, từ những công nghệ tiên tiến đến những vật liệu mới mang lại hiệu suất vượt trội và độ bền cao hơn. Trên hết, việc thay thế lốp xe không chỉ là việc tăng cường tính linh hoạt và sự tiện ích cho người sử dụng, mà còn là một bước tiến quan trọng hướng đến môi trường bền vững và an toàn hơn trên đường.
I - Chức năng và cấu tạo của lốp xe:
1. Chức năng của lốp xe:
Lốp đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành xe nhưng so với các bộ phận khác thì lốp xe có nhiều chức năng khác nhau. Không thể không nói rằng lốp có chắc năng đặc biệt quan trọng với xe
- Nâng đỡ trọng lượng của xe
- Truyền lực phanh và lực chuyển động lên mặt đường
- Hấp thụ từ rung động của đường đi
- Chuyển hướng chính của xe
2. Các loại gai lốp:
a. Loại sọc:
- Ít trượt cạnh và ít tiếng ồn.
- Điều khiển dễ dàng và ổn định tối đa.
- Các rãnh dọc vòng lốp.
- Phù hợp làm bánh trước với ít trượt cạnh và điều khiển dễ dàng, ổn định.
- Ít gõ trên đường, ít tiếng ồn. Không phù hợp làm bánh sau vì ít lực bám.
b. Loại khối:
Sức kéo tốt trên đường phức tạp
c. Loại kết hợp:
- Kết hợp nhiều loại trên
- Loại lốp xe này được thiết kế tích hợp nhiều đặc tính của các loại lốp và chủ yếu được sử dụng ở xe cỡ vửa.
3. Cấu tạo cơ bản:
A: Gai lốp
Là lớp ngoài cùng của lốp xe giúp bảo vệ lớp bố vỏ xe, ngăn mòn và hư hỏng bên ngoài. Bề mặt lốp được in nổi mẫu gai lốp tùy theo mục đích sử dụng. Gai lốp tạo nên những đường rãnh nước khi đi trên đường ướt giúp chống trượt khi tăng tốc và khi phanh.
B: Đai
Một đai gia cố được lắp quanh vòng lốp xe giữa gai lốp, cấu trúc hướng kính và lớp bố vỏ xe. Đai tăng độ cứng của gai lốp như một vành đai quanh một cái thùng.
C: Lớp phân cách
Nằm giữa gai lốp cấu trúc hướng ngang và lớp bố vỏ xe, lớp phân cách giúp giảm tác động lên lớp bố vỏ xe và ngăn các bộ phận không bị rã (giúp liên kết các bộ phận của lốp).
D: Lớp bố vỏ xe
Đây là bộ phận chính của lốp xe và có nhiệm vụ chịu tải cho xe, giảm tác động và duy trì áp suất khí. Lớp bố vỏ xe là cấu trúc khung của lốp xe. Lớp bố vỏ xe của lốp cấu trúc hướng ngang được sắp xếp theo những đường chéo thay đổi. Ta lông trong lớp bố vỏ xe của lốp cấu trúc hướng kính được sắp xếp hướng tâm.
E: Thành lốp
Thành lốp bảo vệ các phần không tiếp xúc trực tiếp với mặt đường của lớp bố vỏ xe và là phần bị biến dạng nhiều nhất khi bánh xe quay. Đây cũng là nơi ghi kích thước lốp, tên nhà sản xuất, loại lốp.
F: Đường tiếp xúc với vành
Đường tiếp xúc vành được sử dụng để thợ có thể chắc chắn rằng ta lông được lắp vừa khít khi lắp lốp vào vành.
G: Lớp bảo vệ. Bảo vệ lớp bố vỏ xe tránh tiếp xúc trực tiếp với vành.
H: Ta lông
Đây là nơi đỡ phần cuối của các lớp bố vỏ xe của cả hai phía và đảm bảo cho lốp xe gắn chặt vào vành. Ta lông được làm bằng một bó các sợi dây thép. Ta lông thường tạo ra một độ cong trên vành và được thiết kế để gắn chặt vào vành khi bơm hơi vào bánh xe.
4. Dấu cân bằng:
Luôn có một mối nối khi bạn tạo sử dụng lớp vỏ bố xe, vòng sợi bố (ở lốp hướng ngang) hoặc lớp bố vỏ xe (lốp hướng kính), và những mối nối này sẽ có những điểm (chấm) lớn. Lớp hướng kính siêu tốc độ không có khớp nối trên dây đai, nhưng rất khó để tất cả các điểm đều hoàn toàn đồng nhất khi những vật liệu này được đặt trong khuôn tạo lốp bằng cách đúc cao su.
Vì lí do này, cân bằng trọng lượng chỉ được đo sau khi sản xuất, dấu cân bằng được đóng trên sườn lốp để chỉ điểm nhẹ nhất. Khi lắp lốp xe vào vành, chỉnh thẳng dấu cân bằng thẳng với thân van để không gây mất cân bằng.
5. Cấu tạo và đặc trưng của lốp không xăm:
a. Cấu tạo:
- Một lớp lót trong (lớp bên trong) được sử dụng để thay thế săm. Lớp này được đặt bên trong lốp xe tạo thành một cấu trúc toàn vẹn.
- Sử dụng một van vành.
- Một vòng bít của lốp không săm được hình thành tại ta lông.
b. Các đặc trưng
- Không gặp các vấn đề về săm như thủng, nứt săm, vv…
- Không xảy ra rò khí nhanh khi đâm phải vật nhọn.
- Khi rút vật nhọn ra khỏi lốp, khí rò chậm.
- Tản nhiệt tốt, vì khí bên trong lốp tiếp xúc trực tiếp với vành.
c. Những điểm cần lưu ý
- Vì vòng bịt áp lực khí phụ thuộc vào ta lông, ta lông hỏng sẽ khiến rò khí và rã các bộ phận.
- Phải thật cẩn thận khi xử lý các vấn đề với lốp không săm.
- Rò khí có thể xảy ra nếu mép vành của bánh xe bị cong hay hỏng, hoặc nếu van khí bị rỉ hoặc hỏng. Nên sử dụng lốp được bảo dưỡng tốt.
II - Các hiện tượng bất thường của lốp:
1. Sóng đứng:
Lốp xe biến dạng khi chịu tải và khi dỡ bỏ tải đó, lốp trở về hình dạng ban đầu nhờ áp suất khí bên trong lốp. Hiện tượng tương tự xảy ra với lốp quay. Mỗi phần của lốp sẽ biến dạng khi chịu tải và trở lại hình dạng đầu khi quay.
Khi xe chạy ở tốc độ cao với lốp xe quay rất nhanh, sự biến dạng tại một phần lốp không thể đủ nhanh chóng quay trở lại hình dạng ban đầu để lốp ngay sau khu vực tiếp xúc gai lốp vẫn biến dạng. Lực ly tâm tác dụng lên gai lốp tăng làm nỗ lực quay trở lại hình dạng ban đầu của lốp lớn hơn, do đó tạo sóng rung truyền tới toàn bộ vòng lốp xe. Khi tốc độ truyền của sóng đồng bộ với tốc độ quay của lốp , sóng rung có vẻ tĩnh (dừng) ngay cả khi lốp xe quay rất nhanh. Hiện tượng này được gọi là sóng đứng.
Khi sóng đứng tăng, những đường uốn tạo nên một nhiệt lượng lớn bên trong lốp xe và nhanh chóng làm tăng độ mỏi (độ rão) của lốp. Tốc độ càng cao, biên độ sóng càng lớn, và nhiệt độ cao cùng lực ly tâm lớn làm giảm lực bám dính giữa cao su gai lốp và lớp bố vỏ xe. Cuối cùng, cao su gai lốp sẽ được tháo rời ra khỏi lớp bố vỏ xe làm hỏng lớp cao su của lốp xe.
2. Hiện tượng hydroplaning (trơn trượt):
Khi xe đi trên đường có nước, việc thoát nước giữa ta lông và đường có thể không đủ nhanh khiến lốp đi trên một lớp nước mỏng và trượt. Hiện tượng này được gọi là “trượt bánh”. Khi hiện tượng này xảy ra, bánh xe sẽ mất lực bám và xe chỉ chuyển động nhờ quán tính. Ở trạng thái này, việc điều khiển, phanh đều mất tác dụng dẫn tới mất lái- một hệ quả vô cùng nguy hiểm. Hiện tượng này khá nhạy cảm với việc thoát nước khỏi ta lông. Nó thường xảy ra với lốp xe mòn ở áp suất cao.
3. Chú ý bảo quản lốp không săm:
Khi khoảng cách phần mép nhỏ hơn độ rộng của vành, việc lắp lốp xe vào khi bơm căng trở nên khó hơn. Đặt một miếng các-tông giữa mép lốp tạo khoảng cách và cất giữ chúng theo chiều thẳng đứng.
Tránh chồng các lốp xe lên nhau hoặc đè một vật nặng lên bởi chúng có thể bị biến dạng. Khi bảo quản lốp xe, để lốp lắp vào vành, giảm áp suất khí xuống ½ áp suất tiêu chuẩn và chắc chắn đã vặn chặt nắp van.
Tránh các môi trường bảo quản sau:
- Nơi sinh ra ozon
- Nơi sinh nhiệt
- Nơi có dầu mỡ, cẩn thận tại xưởng gần mô tơ điện hoặc máy sạc điện
- Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
- Nơi ẩm ướt
III - Thay lốp:
1. Thay lốp có săm:
A - Tháo bánh xe
B - Tháo van và lõi van để xả khí. Khi gờ hãm được lắp thì tháo ốc khóa và đẩy gờ hãm vào hoàn toàn.
C - Tháo lõi van sau khi xả hết khí, sau đó tháo ốc thân van và đẩy nhẹ thân van.
D - Tháo ta lông bằng dụng cụ tháo. Nếu không có dụng cụ, đứng lên thành lốp để tháo ta lông
E - Sau khi tháo ta lông ra khỏi vành, đẩy ta lông, tại điểm đối diện với van, tới tâm vành để lốp rời khỏi tâm
F - Kiểm tra phần ta lông đối diện với van có được tháo hẳn ra khỏi vành không. Lắp miếng bảo vệ vành vào phần vành gần van và đưa dung cụ tháo nạy vào. Cẩn thận không làm hỏng săm khi tháo ta lông tại đây
G - Đưa một dụng cụ nạy khác cách dụng cụ đầu tiên khoảng 30-50 mm và từ từ đẩy lốp ra khỏi vành
H - Lặp lại bước trên cho tới khi tháo được một nửa ta lông. Dùng tay tháo nửa còn lại.
I - Khi ta lông được kéo ra khỏi vành, đẩy thân van vào hẳn trong lốp. Giữ phần van săm để kéo săm ra
J - Tháo các phần ta lông khác ra khỏi vành. Kéo phần ta lông sử dụng dụng cụ nạy. Tiếp tục kéo ta lông ra khỏi vành.
K - Dùng dụng cụ nạy đẩu phần cuối ta lông ra
2. Lắp lốp loại có săm:
A - Kiểm tra vành và gờ hãm vỏ lốp ta lông (nếu có) có chặt với nhau không
B - Kiểm tra toàn bộ tình trạng lốp và bôi một lớp xà phòng mỏng lên ta lông. Nếu lốp có dấu cân bằng (sơn vàng), lắp lốp vào sao cho dấu cân bằng thẳng với van. Nếu lốp có dấu mũi tên vào trên thành lốp, lắp lốp sao cho dấu mũi tên chỉ hướng quay của bánh xe.
C - Dựng bánh xe thẳng đứng, giữ bánh xe bằng tay và bắt đầu lắp từ cạnh đối diện với van, dùng tay lắp một mặt của lốp lên vành càng nhiều càng tốt. Chắc chắn lắp theo trình tự đã trình bày.
D - Đặt bánh xe nằm xuống và lắp phần còn lại của lốp sử dụng 2 dụng cụ nạy. Bạn có thể phải dùng đồng thời 2 dụng cụ nạy để tháo phần cuối.
E - Bơm một lượng hơi nhỏ vào săm. Đẩy săm vào trong lốp. Lắp van qua lỗ van và xiết chặt ốc. Lắp săm vào sao cho trùng khớp với vị trí lõm của tâm vành. Chắc chắn săm không bị xoắn và thân van thẳng.
F - Khi bạn lắp ta lông vào mặt bên kia của lốp, tháo ta lông ở ví trí đối diện với van ra khỏi vành để lốp lệch tâm. Trong bước này, dùng gối giữ ta lông để ta lông không trượt đi.
G - Lắp ta lông dần dần, cẩn thận không để dụng cụ nạy làm hỏng săm xe hoặc bánh xe.
H - Sau khi một nửa ta lông đã được lắp, đưa 2 dụng cụ nạy vào sao cho cách nhau 30-40 mm và đẩy ta lông ra khỏi vành. Lặp lại quá trình này cho tới khi ¾ ta lông vào vành.
I - Sau khi ¾ vỏ lốp đã vào trong vành, kiếm tra mặt đối diện của vỏ lốp. Chắc chắn nó vẫn nằm trong tâm vành.
J - Khi phần ta lông còn lại (chưa vào trong vành) khoảng 50-60 mm, dùng cả hai dụng cụ nạy để đưa ta lông vào hẳn vành.
Việc thay thế lốp xe máy không chỉ là một nhu cầu cần thiết để duy trì an toàn và hiệu suất vận hành của phương tiện, mà còn là một cơ hội để áp dụng công nghệ và vật liệu mới nhằm tối ưu hóa trải nghiệm lái xe và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Qua việc lựa chọn và sử dụng các loại lốp xe phù hợp, chúng ta không chỉ đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông mà còn đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường và xây dựng một cộng đồng di chuyển bền vững hơn.
Share on facebook