P0500 Cảm Biến Tốc Độ Xe - quy trình khắc phục mã lỗi
P0500 Cảm Biến Tốc Độ Xe "A"
QUY TRÌNH KIỂM TRA
GỢI Ý:
Đọc dữ liệu lưu tức thời bằng máy chẩn đoán. Dữ liệu lưu tức thời ghi lại tình trạng động cơ khi hư hỏng được phát hiện. Khi chẩn đoán, dữ liệu lưu tức thời giúp xác định xe đang chạy hay đỗ, động cơ nóng hay chưa, tỷ lệ không khí - nhiên liệu đậm hay nhạt cũng như những dữ liệu khác được ghi lại tại thời điểm xảy ra hư hỏng.
1. KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỒNG HỒ TỐC ĐỘ XE
Lái xe và kiểm tra xem đồng hồ tốc độ xe trên bảng táplô có hoạt động bình thường không.
OK:
Đồng hồ tốc độ xe hoạt động bình thường.
GỢI Ý:
- Cảm biến tốc độ xe đang hoạt động bình thường nếu chỉ số của đồng hồ tốc độ xe là bình thường.
- Nếu đồng hồ tốc độ không hoạt động, hãy kiểm tra nó theo quy trình mô tả trong phần Lỗi đồng hồ tốc độ
2. DÙNG MÁY CHẨN ĐOÁN ĐỌC GIÁ TRỊ (TỐC ĐỘ XE)
- Nối máy chẩn đoán vào giắc DLC3.
- Bật khóa điện đến vị trí ON và bật máy chẩn đoán ON.
- Chọn những mục sau đây: Powertrain / Engine and ECT/ Data List / Vehicle Speed.
- Lái xe.
- Đọc giá trị hiển thị trên máy chẩn đoán.
OK:
Tốc độ xe được hiển thị trên máy chẩn đoán và trên đồng hồ tốc độ xe là bằng nhau.
3. KIỂM TRA CỤM ĐỒNG HỒ TÁPLÔ (ĐIỆN ÁP +S)
- Tháo giắc nối của bảng đồng hồ táplô.
- Bật khoá điện ON.
- Đo điện áp theo các giá trị trong bảng dưới đây.
Điện áp tiêu chuẩn:
Nối Dụng Cụ Đo |
Trạng Thái Của Công Tắc |
Điều Kiện Tiêu Chuẩn |
D1-16 (+S) - Mát thân xe |
Khoá điện ON |
Từ 4.5 đến 5.5 V |
GỢI Ý:
*: Tùy theo xe, điện áp phát ra có thể tăng lên đến 12 V nếu chịu ảnh hưởng của các hệ thống lắp thêm.
- Nối lại giắc nối đồng hồ táp lô.
4. KIỂM TRA CỤM ĐỒNG HỒ TÁPLÔ (DẠNG SÓNG TÍN HIỆU SPD)
- Tháo cụm đồng hồ táp lô với các giắc nối vẫn được cắm vào.
- Nối máy đo hiện sóng vào cụm đồng hồ táp lô.
- Khởi động động cơ.
- Lái xe chậm.
- Kiểm tra dạng sóng theo các điều kiện trong bảng dưới đây.
Dạng sóng tiêu chuẩn:
Tên cực |
Giữa cực +S và mát thân xe |
Phạm Vi Của Máy |
2 V/Độ chia, 20 ms/Độ chia |
Điều kiện kiểm tra |
Lái xe ở tốc độ 20km/h |
GỢI Ý:
- Bước sóng sẽ ngắn hơn khi tốc độ xe tăng lên.
- Tùy theo xe, điện áp của dạng sóng phát ra có thể tăng lên đến 12 V nếu bị ảnh hưởng của các hệ thống lắp tuỳ chọn.
- Lắp lại cụm đồng hồ táp lô.
5. KIỂM TRA DÂY ĐIỆN VÀ GIẮC NỐI (CỤM ĐỒNG HỒ TÁP LÔ - ECM)
- Tháo giắc nối của bảng đồng hồ táplô.
- Ngắt giắc nối của ECM.
- Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới đây.
Điện trở tiêu chuẩn (Kiểm tra hở mạch):
Nối Dụng Cụ Đo |
Điều kiện kiểm tra |
Điều Kiện Tiêu Chuẩn |
D1-16 (+S) - A20-8 (SPD) |
Mọi điều kiện |
Dưới 1 Ω |
Điện trở tiêu chuẩn (Kiểm tra ngắn mạch):
Nối Dụng Cụ Đo |
Điều kiện kiểm tra |
Điều Kiện Tiêu Chuẩn |
D1-16 (+S) hay A20-8 (SPD) - Mát thân xe |
Mọi điều kiện |
10 kΩ trở lên |
- Nối lại giắc nối đồng hồ táp lô.
- Nối lại giắc nối của ECM.
Share on facebook
- Bộ ba ô tô điện tự lái VinFast vừa ra mắt có gì đặc biệt?
- Ford đặt mục tiêu không sử dụng nước ngọt trong sản xuất
- Hí họa: Hàng triệu sinh viên, thạc sĩ tốt nghiệp quay về lấy thêm ... chứng chỉ nghề để xin việc
- Khai giảng lớp Điện ô tô cơ bản (22/8/2016)
- Ô Tô điện: Xu thế tất yếu để theo kịp thế giới
- Thi kết thúc khóa Chẩn đoán điện thân xe (24/7/2016)
- Thi kết thúc khóa Điện cơ bản ô tô (Cơ sở GTVT) (26/10/2016)
- Tìm hiểu hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng Adaptive Cruise Control
- Tương lai của ô tô chạy xăng và dầu
- 10 mẫu xe đẹp nhất thế kỷ 21 vắng bóng Lamborghini, Rolls-Royce và hàng loạt tên tuổi lớn