Kiểm Tra Phanh Tang Trống Trên Ô Tô

Ngày đăng: 26/06/2024 11:31:07
Lượt xem: 410

Trong hệ thống phanh của ô tô, phanh tang trống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khi vận hành. Được sử dụng rộng rãi trong các dòng xe cũ và một số dòng xe hiện đại, phanh tang trống hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học đơn giản nhưng hiệu quả. Kiểm tra phanh tang trống là một quy trình không thể thiếu để đảm bảo rằng hệ thống phanh luôn hoạt động ổn định, giúp ngăn ngừa các tai nạn giao thông tiềm ẩn. Việc nắm vững các bước kiểm tra và bảo dưỡng phanh tang trống không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của hệ thống phanh mà còn mang lại sự an tâm cho người lái xe trên mọi hành trình.

I - Hệ thống phanh trên ô tô dùng để  làm hãm làm giảm tốc độ của xe:

Lực được tác động tại một điểm được chuyển đến điểm khác bằng cách sử dụng một chất lỏng không nén được. Hầu hết các hệ thống phanh cũng nhân lực trong quá trình này, do khi phanh thực tế đòi hỏi một lực lớn hơn rất nhiều so với lực đạp của chân. Lực này được nhân lên theo 2 cách:

1. Nhân lực thủy lực

2. Nhân lực cơ học (đòn bẩy)

Hệ thống phanh truyền lực tới lốp xe bằng cách sử dụng ma sát, và các loại lốp truyền lực tới mặt đường cũng sử dụng ma sát. Hình ảnh trên mô tả nguyên lý hoạt động căn bản của phanh trống và phanh đĩa thủy lực. Khi nhấn bàn đạp phanh, các pít-tông trong xi-lanh chính truyền áp lực (thông qua các đường ống dầu phanh) cho xi-lanh bánh xe trong càng phanh đĩa và trống phanh. Ma sát má phanh-tới-đĩa phanh và guốc phanh-tới-trống phanh làm dừng xe, chuyển đổi lực quán tính thành năng lượng nhiệt.

II - Phanh tang trống:

 Hầu hết tất cả các loại xe trang bị phanh đĩa ở phía trước, phanh trống là loại có chi phí sản xuất rẻ hơn cho các bánh xe phía sau. Lý do chính là hệ thống phanh đỗ. Trong trống phanh, lắp thêm một phanh đỗ đơn giản là việc bổ sung một thanh đòn bẩy, trong khi với phanh đĩa, một cơ chế hoàn chỉnh, trong một số trường hợp, một bộ phanh trống cơ khí hoàn chỉnh phải lắp bên trong các đĩa phanh. Trống phanh bao gồm một đĩa đỡ, guốc phanh, trống phanh, và xi-lanh bánh xe, lò xo hồi và trong một số trường hợp, một cơ cấu tự động hoặc tự điều chỉnh. Khi phanh, tác dụng lực lên dầu phanh, dưới áp lực, đẩy vào trong xi lanh bánh xe, sau đó tiếp tục đẩy guốc phanh tiếp xúc với bề mặt làm việc ở mặt trong của trống phanh. Khi nhả phanh áp suất giảm, lò xo hồi kéo guốc phanh trở lại vị trí ban đầu. Nhiều trống phanh là loại tự lựa. Hình 1 cho thấy khi guốc phanh tiếp xúc với trống phanh, có xu hướng ép vào, có tác dụng làm guốc phanh tác động vào trống phanh với lực lớn hơn (hình 2). Lực chèn này trong phanh trống cho phép sử dụng một pít-tông nhỏ hơn so với phanh đĩa.

1. Lò xo

Do có xu hướng chèn chặt vào, guốc phanh phải được kéo ra khỏi trống phanh khi nhả phanh. Lò xo hồi kéo guốc phanh trở lại vị trí ban đầu sau khi nhả phanh giảm lực từ xi-lanh bánh xe. Nếu lò xo yếu và không thường xuyên kéo guốc phanh hồi lại, nó sẽ gây ra mòn nhanh vì guốc phanh sẽ vẫn tiếp xúc với trống phanh. Một lò xo khác giữ guốc phanh không xê dịch và đẩy thanh điều chỉnh về vị trí ban đầu sau khi điều chỉnh.

2. Đĩa đỡ

Đĩa đỡ giữ tất cả mọi thứ lại với nhau. Nó gắn vào trục xe và tạo thành một bề mặt đỡ vững chắc cho xi-lanh bánh xe, guốc phanh và các bộ phận khác.

3. Trống phanh

Trống phanh làm bằng sắt và có một bề mặt gia công ở bên trong, nơi tiếp xúc với guốc phanh. Cùng với đĩa phanh, trống phanh cũng có dấu hiệu mòn giống như mòn má phanh tại chỗ tiếp xúc với bề mặt gia công của trống phanh. Khi thay guốc phanh mới, mặt tiếp xúc trống phanh cần được làm mịn. Trống phanh có đặc điểm kỹ thuật là đường kính tối đa được đóng trên bên ngoài của trống phanh. Khi gia công trống phanh, đường kính không bao giờ được vượt quá mức cho phép. Nếu bề mặt có thể không được gia công trong phạm vi giới hạn đó, trống phanh phải được thay mới.

4. Xi-lanh phanh

Các xi-lanh bánh xe, bao gồm một xi-lanh có hai pít-tông, một ở mỗi bên. Mỗi pít-tông có một phớt cao su và một trục nối pít-tông với guốc phanh. Khi có lực phanh, các pít-tông đẩy ra ngoài và đẩy guốc phanh tiếp xúc với trống phanh. Xi-lanh bánh xe phải được sửa chữa hoặc thay thế nếu có dấu hiệu rò rỉ.

III - Phanh trống, quy trình sửa chữa:

1. Guốc phanh

Guốc phanh bao gồm đế guốc bằng thép và một lớp bố ma sát gắn chặt với đế bằng đinh tán hoặc keo. Công việc sửa chữa phanh trống phổ biến nhất là thay thế guốc phanh. Một số phanh trống có lỗ kiểm tra trên mặt sau, qua đó có thể kiểm tra chiều dày còn lại của lớp bố ma sát. Guốc phanh cần được thay mới khi lớp bố ma sát đã mòn xuống dưới mức cho phép được đưa ra trong sách hướng dẫn sửa chữa. Cũng như trong phanh đĩa, các điểm mòn sâu quá đôi khi làm trống phanh bị mòn. Nếu sử dụng quá lâu một bộ guốc phanh mòn, các đinh tán giữ lớp bố ma sát sẽ làm trống phanh mòn thành rãnh. Một trống phanh bị mòn đôi khi có thể sửa chữa được bằng cách gia công lại. Trống phanh có đường kính tối đa cho phép. Khi gia công lại bề mặt tiếp xúc bên trong của trống phanh, đường kính trống phanh sẽ lớn hơn.

2. Kiểm tra độ dày

Độ dày của lớp bố guốc phanh cần phải được kiểm tra thường xuyên khi bảo dưỡng xe. Trong trường hợp độ dày guốc phanh nằm dưới giá trị quy định được đưa ra trong sách hướng dẫn sửa chữa, các guốc phanh cần phải được thay thế.

3. Kiểm tra đường kính trống phanh

Nếu đường kính trống phanh vượt quá giá trị quy định được đưa ra trong sách hướng dẫn sửa chữa, trống phanh phải được thay thế.

Kiểm tra và bảo dưỡng phanh tang trống là một kỹ năng thiết yếu mà mỗi kỹ thuật viên ô tô cần phải thành thạo. Quá trình này không chỉ đòi hỏi sự chính xác và cẩn thận mà còn cần hiểu biết sâu sắc về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh tang trống. Qua việc thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng, chúng ta không chỉ đảm bảo sự an toàn cho người lái mà còn góp phần vào việc duy trì hiệu suất tối ưu của phương tiện. Vì vậy, hãy luôn nhớ rằng, an toàn trên mọi chặng đường bắt đầu từ việc chăm sóc kỹ lưỡng từng chi tiết nhỏ nhất, và hệ thống phanh tang trống là một trong những chi tiết quan trọng nhất cần được chú ý đặc biệt.

Share on facebook
Tin tức khác