Cấu tạo và hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện EPS

Ngày đăng: 30/06/2021 10:27:47
Lượt xem: 9481

Cấu tạo và hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện EPS

 

1. Hệ thống lái điện là gì ?

EPS (Trợ lái bằng điện) tạo mômen trợ lực nhờ mô tơ vận hành lái và giảm lực đánh lái.
Trợ lái thuỷ lực sử dụng công suất động cơ để tạo áp suất thuỷ lực và tạo mômen trợ lực. Do EPS dùng mô tơ nên không cần công suất động cơ và làm cho việc tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn.

2. Cấu tạo và vận hành

- Nhiệm vụ của ECU EPS là nhận tín hiệu từ các cảm biến, đánh giá tình trạng xe và quyết định dòng điện cần đưa vào động cơ điện một chiều để trợ lực.

- Khi người lái xe điều khiển vô lăng, mô men lái tác động lên trục sơ cấp của cảm biến mô men thông qua trục lái chính. Người ta bố trí các vòng phát hiện 1 và 2 trên trục sơ cấp (phía vô lăng) và vòng 3 trên trục thứ cấp (phía cơ cấu lái). Trục sơ cấp và trục thứ cấp được nối bằng một thanh xoắn. Các vòng phát hiện có cuộn dây phát hiện kiểu không tiếp xúc trên vòng ngoài để hình thành một mạch kích thích. Khi tạo ra mô-men lái thanh xoắn bị xoắn tạo độ lệch pha giữavòng phát hiện 2 và 3. Dựa trên độ lệch pha này, một tín hiệu tỷ lệ với mô men vào được đưa tới ECU. Dựa trên tín hiệu này, ECU tính toán mô men trợ lực cho tốc độ xe và dẫn động mô tơ.

- Mô tơ DC bao gồm rô to, stato và trục chính. Cơ cấu giảm tốc bao gồm trục vít và bánh vít.

Mô-men do rô to tạo ra truyền tới cơ cấu giảm tốc. Sau đó, mô men này được truyền tới trục lái.
Trục vít được đỡ trên các ổ đỡ để giảm độ ồn.
Ngay dù mô tơ DC bị hỏng không chạy chuyển động quay của trục lái chính và cơ cấu giảm tốc vẫn không bị cố định nên vô lăng vẫn có thể điều khiển.

- ECU ABS đưa tín hiệu tốc độ xe được đưa tới ECU ESP.

- ECU động cơ  đưa tín hiệu tốc độ động cơ được truyền tới ECU ESP

- Đồng hồ táp lô: Trong trường hợp có sự cố trong hệ thống, đèn báo sẽ bật sáng.

3. Hệ thống mã lỗi EPS thường gặp

Mã DTC.

Chi tiết phát hiện hư hỏng

C1511/11

CB MM số 1

C1512/12

Mạch CB MM

C1513/13

Mạch CB MM

C1514/14

Mạch nguồn của CB MM

C1515/15

Điểm trung gian ban đầu của CB MM

C1516/16

Điều chỉnh điểm trung gian ban đầu của CB MM chưa đạt

C1517/17

Chức năng giữ của CB MM

C1524/24

Mạch điện mô tơ

C1531/31

Mạch ECU của EPS

C1532/32

Mạch ECU của EPS

C1533/33

Mạch ECU của EPS

C1534/34

Mạch ECU của EPS

C1535/35

Dữ liệu vị trí của vô lăng

 

C1541/41

CB tốc độ

C1542/42

CB tốc độ

C1551/51

Mạch CB MM

C1552/52

Mạch nguồn của CB MM

C1553/53

Xe chạy trong khi đặt lại điện áp

C1554/54

Mạch rơ le EPS

C1555/55

Mạch mô tơ EPS

C1571/71

Cảm biến tốc độ

C1581/81

Chương trình hỗ trợ không có

U0100/92

Mất liên lạc với ECM/PCM mạch A

U0129/93*

Mất liên lạc với bộ điều khiển phanh


4. Các lưu ý khi sửa chữa

EMPS (Đặt chuẩn “0” cho cảm biến mô men)

Hãy thực hiện đặt chuẩn “0” cho cảm biến mô men trong các trường hợp sau đây:

–Thay Cụm trục lái (bao gồm cảm biến mô men)

–Thay ECU của bộ EPS

–Thay Vô lăng

–Thay Cụm thước lái

–Có sự khác nhau về sự trợ lái khi quay trái và quay phải.

5. Chức năng an toàn/dự phòng

– Khi hệ thống có hư hỏng, ECU sẽ bật đèn báo và chuyển sang trạng thái không trợ lực.

Vấn đề hư hỏng

Trạng thái trợ lực

•Cảm biến mô men hỏng
•Hỏng mô tơ DC
•Hỏng EMPS ECU

Không có trợ lực

•Hỏng tín hiệu tốc độ xe
•Hỏng tín hiệu tốc độ động cơ
•Nguồn điện

Tạm thời trợ lực hạn chế 

•EMPS ECU quá nhiệt
•Mô tơ DC quá nhiệt

Trợ lực hạn chế (yếu)

Cần tìm hiểu chuyên sâu về điện ô tô hãy đăng ký tham gia khóa học tại Trung Tâm Điện EAC để được làm chủ công nghệ ô tô hiện đại 

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO EAC

Địa chỉ CS1: Lô A40 Đức Diễn - Từ Liêm - Hà Nội

Địa chỉ CS2: KTT Máy Cơ Khí 4, Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội

Liên hệ : 0979 145 562 / 0976 072 398

 

 

Share on facebook
Tin tức khác