Kiểm Tra Mạch Dung Dịch Làm Mát Ô Tô

Ngày đăng: 25/02/2024 10:27:44
Lượt xem: 318

Trong ngữ cảnh ngày nay, việc duy trì nhiệt độ hoạt động ổn định của động cơ là một yếu tố quan trọng đối với hiệu suất và tuổi thọ của ô tô. Một trong những yếu tố quyết định đến khả năng làm mát hiệu quả của động cơ là mạch dung dịch làm mát. Mạch dung dịch làm mát không chỉ giữ cho nhiệt độ của động cơ ổn định mà còn đảm bảo sự an toàn của hệ thống. Tuy nhiên, để đạt được hiệu suất tối đa, việc kiểm tra và đánh giá đúng đắn về mạch dung dịch làm mát trở nên quan trọng. Tại bài viết này, hãy cùng EAC tìm hiểu chi tiết cách kiểm tra mạch dung dịch làm mát đầy đủ.

1. Mẫu hình đường dung dịch làm mát trong động cơ

Dòng dung dịch làm mát trong động cơ chạy qua các ống cao su và các ống kim loại nối các chi tiết lại với nhau từ bơm nước tới động cơ, hộp ổn nhiệt và két tản nhiệt.để cho hệ thống làm mát làm việc đúng chức năng và làm mát cho động cơ thì không khí không được có trong hệ thống và có đủ dung dịch làm mát trong mọi thời gian họat động. Do đó hệ thống được thiết kế không rò rỉ khi dung dịch tăng nhiệt độ và áp suất bên trong. Ngoài ra còn có hệ thống ngăn cản không khí khi động cơ nguội lạnh và dung dịch làm mát trở về động cơ từ bình dữ trữ.

Cổ đổ dung dịch và nắp két nằm ở vị trí cao nhất của dòng chảy dung dịch, khi thay thế dung dịch tháo nắp két và dung dịch chảy ra từ ống đổ dung dịch.

Nếu hệ thống không lọc hết không khí hay rò rỉ dung dịch hoặc dung dịch không được đổ đầy khả năng làm mát giảm và có thể quá nhiệt

Sơ đồ dòng chảy dung dịch:

Các ống và cút có độ bền và tin cậy cao được sử dụng ngăn ngừa rò rỉ dung dịch và không khí lọt vào hệ
thống.

2. Sự thay đổi áp lực:

Áp lực của chất lỏng dung dịch liên tục thay đổi theo sự thay đổi của tốc độ động cơ vì liên quan đến thay đổi tốc độ của bơm nước. Sự giãn nở và co lại của dung dịch theo sự thay đổi nhiệt độ và thông qua sự thay đổi này phụ thuộc đến sự đóng hay mở của van ổn nhiệt.

a. Áp suất bên trong thau đổi bởi bơm nước:

Dòng chảy của dung dịch được tạo ra nhờ bơm nước trang bị trên động cơ làm mát bằng dung dịch như sơ đồ chỉ ra dưới đây.

(A) Tốc độ của bơm nhanh tạo ra dòng chảy nhanh.

(B) Tốc độ bơm nhất định. Nếu áp suất cao thì sự cản trở của dòng chảy cao và áp suất thấp thì sự cản trở thấp.

Áp lực của dung dịch cao nhất ngay sau bơm và giảm dần khi qua động cơ và van ổn nhiệt và hộp ổn nhiệt và áp lực nhỏ nhất ở đầu vào của bơm nước

b. Thay đổi áp lực do van ổn nhiệt đóng hay mở:

Sự đóng mở van ổn nhiệt liên quan đáng kể tới sự cản trở dòng dung dịch dịch chuyển. Sự thay đổi nhiệt độ, áp lực cũng ảnh hưởng đáng kể dòng chảy ở các khu vực khác nhau.

Đặc biệt khi đông cơ hoạt động ở tốc độ cao. Lượng bơm đưa ra lớn ở cùng một thời điểm do đó có sự khác nhau nhiều về áp lực ở các khu vực khác nhau khi đông cơ bắt đầu hoạt động ở tốc độ cao với van ổn nhiệt đóng do nhiệt độ thấp thì có áp lực lớn trên đường ống giữa bơm và động cơ. Cộng thêm với tình huống có lúc áp lực trong ống giảm thấo hơn áp suất khí quyển.

c. Áp lực tăng bởi nhiệt độ dung dịch:

Khi động cơ họat động ở tốc độ cầm chừng dòng dung dịch và bơm đưa ra lưu lượng nhỏ hơn tốc độ cao. Ở tốc độ cầm chừng áp lực dung dịch thay đổi vì sự dãn nở và co lại của dung dịch liên quan đến thay đổi nhiệt độ và ảnh hưởng tới áp lực của dòng dung dịch.

Ở tốc độ cao áp lực trên ống giữa két tản nhiệt và bơm thấp hơn khi so sánh với áp lực dung dịch ở khu vực khác vì có áp lực bơm mạnh. Tuy nhiên ở tốc độ thấp hoặc khi động cơ dừng lại khi nhiệt độ dung dịch cao thì nắp áp suất của dung dịch nén toàn bộ dung dịch tăng tới gần mức nâng van xả áp.

3. Xả khí từ bơm nước: 

Có loại động cơ với một đường xả khí trên nắp của bơm để xả khí bên trong khi dung dịch hút vào. Bơm nước được thiết kế chỉ hút và đẩy dung dịch do đó không hút hay đẩy được không khí. Trên loại động cơ mà ống đẩy của bơm trực tiếp từ thân bơm như hình dưới đây không khí nằm trên cao khi đổ dung dịch vào không khí đi ra qua phần ống này nó cho phép đổ dung dịch đến mức có thể hút và đẩy dung dịch khi quay

a. Xả khí khi hút dung dịch:

Ví dụ trong trường hợp bơm có ống giống như dưới hình sau, hình bên trái không có phần xả khí trên khu vực cao của bơm khi bắt đầu hút dung dung dịch dung dịch không chạy thậm chí khi bơm quay. Với loại bơm có ống xả khí như hình bên phải lượng dung dịch có thể được cung cấp khi bơm quay

b. Áp lực nước đẩy không khí ra ngoài:

Vì không có phần thoát khí gắn trên mạch của dòng dung dịch khi làm mát động cơ, áp lực dung dịch và dòng chảy của mỗi loại là khác nhau khi động cơ chạy.

Với nơi mà áp lực không khí tăng đáng kể khi động cơ chạy,ống có kết cấu gia cố được sử dụng và với động cơ sử dụng loại ống này .Đai dẹt và vít được dùng để nối ngăn không cho ống bật ra do áp lực.

Ống không có gia cố được dùng tại nơi mà áp suất khí thoát ra tăng không đáng kể khi động cơ hoạt động,do đó trường hợp mà áp lực làm bật ống ra cũng thấp,vòng kẹp dạng lò xo được dùng tại các đoạn nối của ống.

Dung dịch trong ống thoát khí đẩy khí ra tới nắp của két tản nhiệt và áp lực trong dung dịch tăng do tăng nhiệt độ và tăng áp của nắp két công với áp lực đẩy từ bơm khi họat động. Với loại khi áp suất không tăng đáng kể khi động cơ chạy áp suất mở van của nắp két là 108 kPa (1.1 kg/ cm2) khi động cơ dừng lại

4. Co giãn của dung dịch làm mát:

Khi nhiệt độ tăng nó giãn nở và tăng thể tích sau đó tăng áp lực của dung dịch trong đường ống làm
mát bộ phận kiểm soát áp sẽ xả dung dịch dãn nở và đồng thời ngăn không khí vào,nó nằm ở nắp của
két tản nhiệt.

a. Hình dáng và hoạt động của nắp két tản nhiệt:

Có hai vị trí trên nắp két tản nhiệt có đệm kín bằng cao su. Một cao su tiếp xúc với két tản nhiệt trước khi đậy nắp vào và làm kín ngăn không cho dung dịch tràn ra ngoài. Và cao su kia là van áp lực

Khi áp lực tăng trên mức quy định do dung dịch giãn nở nó được giữ bởi lò xo và dung dịch được đẩy ra ngoài tới bình dự trữ duy trì áp lực trong hệ thống ở gía trị ổn định. Khi áp lực trong của dung dịch giảm đi một van nhỏ ở giữa của nắp sẽ mở ra cho dung dịch từ bình trở về động cơ

b. Co giãn của dung dịch và mục đích của bình dự trữ:

Khi dung dịch giản nở do tăng nhiệt độ một phần nó được chịu bởi sự giản nở của cao su tuy
nhiên phần lớn nó tràn đến cổ của két bình dự trữ là nơi chứa dung dịch tràn ra và cho nó trở lại
động cơ.

Khi cho dung dịch vào bình dự trữ điều chỉnh mực dung dịch ở mực cao nhất khi động cơ nguội.
Khi nhiệt độ dung dịch tăng do động cơ hoạt động thì mực bề mặt của dung dịch trong bình dự
trữ tăng lên, khi nhiệt độ của dung dịch thấp dung dịch trở về động cơ. Nó lặp đi lặp lại mỗi khi
động cơ hoạt động hay dừng.

c. Xả khí khi dung dịch giãn nở:

Khi thay thế dung dịch làm mát, không khí trong đường ống phải được xả ra ngoài theo như hướng dẫn trong sách bảo trì. Tuy nhiên dù làm kỹ đến mấy vẫn có một lượng không khí nằm lại trong đường ống và hệ thống làm mát băng dung dịch với chức năng xả khí xả khí ra khi dung dịch giãn nở.

Không khí trong động cơ sẽ thoát ra ở vị trí cao nhất tại cổ két thông qua sự lặp đi lặp lại trong quá trình giãn nở của dung dịch và khí sẽ đi tới bình dữ trữ.

5. Nối ống: 

a. Cấu trúc của nối ống:

Ống nối được thiết kế sao cho không bị rò rỉ dung dịch khi nhiệt độ tăng và áp suất tăng. Sự bám chặt của đầu ống vào cút ngăn không cho rò rỉ khi ống cao su bị mềm do nhiệt độ tăng. Đường kính trong của ống nhỏ hơn đường kính ngoài của cút khi cút nối với ống. khả năng ngăn ngừa rò rỉ cao, nếu ống rộng hơn thiết kế được sử dụng có trường hợp rò rỉ xảy ra khi cút được kẹp chặt.

Kẹp ống được dùng xiết chặt đoạn ống nối với cút ngăn không cho ống tuột ta ngoài. Loại kẹp được sử dụng phụ thuộc và áp lực dung dịch và cỡ ống sử dụng.

b, Mất áp bên trong và các loại kẹp:

c. Phương pháp siết chặt đai:

Với loại đai kẹp chặt có vít thì mức độ lực xiết chặt có thể điều chỉnh bởi lực siết vít nhưng mặt khác độ cứng của cao su ống thay đổi với nhiệt độ hư hỏng do không kiểm soát được lực siết do đó một mặt quan trọng khác là kẹp đai không cho ống tuột ra ngoài do áp suất do đó mức độ xiết chặt đai cần phải kiểm tra bằng mắt (khi siết chặt , đường kinh ngoài của đai bằng với đường kính của ống (setting 0 to - 1 mm))

* Hình này chỉ ra được siết đúng: Khi siết chặt, đướng kính ngoài của đai bằng với đường kính của ống

6. Kiểm tra mạch dung dịch làm mát:

a. Kiểm tra mực dung dịch:

Để chức năng làm mát động cơ của hệ thống làm mát dung dịch hoạt động bình thường thì cần thiết phải không có không khí trong mạch dung dịch làm mát và luôn đầy dung dịch.Trong trường hợp giãn nở hay co lại của dung dịch do nhiệt độ thay đổi một phần dung dịch dịch chuyển giữa bình dự trữ và động cơ đây là điểm quan trọng và chắc chắn việc dịch chuyển dung dịch này đảm bảo nó hoạt động bình thường.

Nếu không đủ lượng dung dịch trong bình dự trữ mực dung dịch xuống thấp và trong trường hợp xấu nhất không khí sẽ đi vào động cơ.Nếu không khí đi vào đường ống nó giảm tính năng làm mát và có thể quá nhiệt do sự tăng nhiệt độ .

Cần duy trì mực dung dich luôn nằm trong khoảng giữa của vạch uppper và lower. Nếu không khí đi vào khi dung dịch co lại tính năng làm mát giảm và đó là lý do nóng máy. Nếu dung dịch đi tới tận vị trí đầy có thể có không khí trong ống siphon nối giữa bình và két

Khi mực dung dịch cao mà động cơ nguội, mở nắp và kiểm tra lượng dung dịch trong két và khi mực dụng dịch thấp kiểm tra ống siphon vànắp két tản nhiệt

b. Kiểm tra nắp két tản nhiệt: 

Thiết bị kiểm tra được sử dụng kiểm tra mở của nắp két ở thông số tiêu chuẩn áp suất gắn nắp lên thiết bị kiểm tra và dùng tay bơm xác định giá trị áp lực mà nắp sẽ mở,tham khảo hướng dẫn bảo trì để có thể sử dụng thiết bị kiểm tra .

Nếu áp lực mở nắp két nhỏ hơn tiêu chuẩn thì dung dịch có thể bị sôi ở ngay khi nhiệt độ thấp (đèn cảnh báo sáng) hãy sem chỉ dẫn về quá nhiệt nếu áp lực vẫn thấp sau khi làm vệ sinh đệm kín thì thay một nắp mới.

c. Kiểm tra rò rỉ của đường dung dịch làm mát:

Khi dung dịch rò rỉ thì chúng thường để lại dấu vết do đó phương pháp kiểm tra rò rỉ bình thường có thể bằng cách xác định dấu vết để lại tuy nhiên nếu không thể xác định vị trí rò rỉ thì kiểm tra hệ thống bằng thiết bị kiểm tra gắn thiết bị vào cổ đổ dung dịch trên két ,bơm tăng áp và kiểm tra rò rỉ dung dịch.

Áp lực tối đa trong dong fdung dịch khi động cơ làm việc và khi động cơ dừng khác nhau tại mỗi khu vực trong hệ thống tuy nhiên theo lý thuyết thì áp lực ở vị trí thấp nhất cũng tăng khi van trên nắp két mở. Ở đây việc thiết lập áp suất quá cao khi kiểm tra có thể làm hư hỏng các phớt làm kín của hệ thống hay rò không khí qua ống .

d. Kiểm tra vùng xung quanh vùng bình dự trữ:

Khi nắp két tản nhiệt mở trong lúc kiểm tra mực dung dịch trong đường ống và chất lượng của dung dịch, không khí có thể tràn vào. nhìn chung khi kiểm tra bình dự trữ không nên mở nắp két tản nhiệt

e. Kiểm tra gẫy hay hư hỏng ống:

Nếu ống siphôn hay ống tràn bị thắt nút hệ thống có thể sẽ không hoạt động bình thường

f. Kiểm tra biến chất của dung dịch:

Trong quá trình sử dụng dung dịch thành phần chất làm mát bị ô xi hóa và tạo ra kết tủa. Nếu dung dịch trong bình dữ trữ đổi mầu hoặc có kết tủa thì dung dịch làm mát cần được thay mới

Việc kiểm tra mạch dung dịch làm mát là một phần quan trọng trong bảo dưỡng và bảo trì ô tô. Việc duy trì mức nước làm mát, sự hiệu quả của bơi công tắc nhiệt độ và chất lượng dung dịch làm mát đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhiệt độ hoạt động lý tưởng cho động cơ.

Share on facebook
Tin tức khác