HỌC ĐIỆN Ô TÔ TẠI TRƯỜNG NGHỀ, TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG HAY ĐẠI HỌC?

Ngày đăng: 16/06/2023 10:37:50
Lượt xem: 352

HỌC ĐIỆN Ô TÔ TẠI TRƯỜNG NGHỀ, TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG HAY ĐẠI HỌC?

Ngành công nghệ ô tô hiện nay đang được ưu tiên phát triển góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Công nghệ ô tô là ngành học tích hợp đa dạng khối kiến thức của nhiều lĩnh vực như: cơ khí, tự động hoá, điện – điện tử, công nghệ chế tạo máy, khai thác, quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô. Trong số đó, mảng điện - điện tử ô tô đang thu hút được nhiều sự quan tâm và trở thành nghề có cơ hội phát triển tương lai rất cao.

Ngành công nghệ ô tô trong thời đại 4.0 đã phát triển từng ngày, từng giờ. Trên các dòng xe đời mới, hệ thống thông minh luôn được cập nhập, các hệ thống thông minh này được điều khiển trên hệ thống điện nhằm kiểm soát từng chi tiết. Mặt khác, một thực trạng tồn tại ở các xưởng dịch vụ sửa chữa ô tô hiện nay là luôn thiếu hụt đội ngũ kỹ thuật viên điện ô tô. Vì vậy, các kỹ thuật viên điện ô tô luôn được tuyển dụng ở các cơ sở gara với một mức lương hấp dẫn.

Đối với các bạn trẻ có niềm yêu thích và quan tâm với công nghệ ô tô, đặc biệt là xu hướng theo học ngành điện ô tô đều phân vân với câu hỏi “Học điện ô tô ở đâu?

Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi “học điện ô tô ở đâu?” và lựa chọn cho mình một địa điểm học điện ô tô tin cậy nhất.

Điện ô tô là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu về học điện ô tô ở đâu, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về thuật ngữ “điện ô tô” là gì?

Nghề điện ô tô là nghề đòi hỏi người thợ sửa chữa ô tô phải biết và hiểu về các công việc liên quan đến các chẩn đoán, pan bệnh về hệ thống điện – điện tử trên xe ô tô. Để trở thành một thợ sửa chữa điện ô tô, các kỹ thuật viên phải trang bị kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của từng hệ thống điện trên xe ô tô, biết cách đo kiểm chính xác, phân tích hư hỏng và đưa ra những chẩn đoán chính xác hư hỏng trên xe và thực hiện sửa chữa.

Kỹ thuật viên sửa chữa mảng điện ô tô cần rất nhiều chất xám, tư duy logic và chẩn đoán chính xác hư hỏng để có thể xử lý các pan bệnh về điện ô tô. Đặc biệt, tất cả các hư hỏng không thể xử lý theo cách “mầy-mò” mà phải dựa trên các chẩn đoán kỹ thuật chính xác để có thể xử lý triệt để cũng như giữ an toàn cho xe khi người sử dụng xe vận hành.

Học điện ô tô ở trường đại học, cao đẳng, trung cấp hay trung tâm dạy nghề?

Như đã nói về tầm quan trọng của điện ô tô trong sự phát triển của ngành công nghệ ô tô, để lựa chọn và tìm cho mình câu trả lời phù hợp “học điện ô tô ở đâu”, chúng ta hãy cùng đưa ra những ưu, nhược điểm của học điện ô tô ở các trình độ đào tạo công nghệ ô tô hiện nay.

Về thời gian, chương trình đào tạo lý thuyết và thực hành

Thời gian học tập dài: 4 – 6 năm, lượng kiến thức sinh viên được tiếp nhận từ giảng đường đại học là rất lớn. Đây vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm. Chính vì thời gian gò bó trên giảng đường đại học làm sinh viên không còn nhiều thời gian thực tập rèn luyện kỹ năng bên ngoài. Ngoài các môn chuyên ngành, sinh viên phải mất khoảng 1 đến 2 năm đầu để học những môn đại cương, hàn lâm.

Giáo dục Đại học có 4 khối kiến thức chung bao gồm: Chính trị, tư tưởng, ngoại ngữ, toán đại cương,.. và cả giáo dục quốc phòng vào khoảng 30 tín chỉ. Gần như tất cả các trường đều học khối kiến thức này, 30 tín chỉ không phải là ít. Và thực tế, kiến thức của các môn học đại cương như toán cao cấp để ứng dụng vào cuộc sống thì gần như không có. Bởi rất ít người có thể trở thành một nhà toán học. Các công việc trong cuộc sống chỉ áp dụng các phép tính toán cơ bản như: cộng, trừ, nhân, chia, khai căn…là hết.

Những năm tiếp theo, khi tiếp cận kiến thức chuyên ngành, hệ đào tạo khoá học hướng bạn đến cách tư duy để tiếp cận kiến thức, lý thuyết nhiều trở thành nỗi sợ hãi đối với người học. Thiếu kiến thức, kỹ năng bám sát thực tế, do đó nhiều sinh viên thường bị nản chí, ra trường khó xin việc do thiếu kỹ năng thực tế và đây cũng chính là nhược điểm trong chương trình đào tạo ở Đại học.

Bên cạnh đó, chi phí đào tạo không hề nhỏ, chi phí ăn ở, đi lại cũng là một điều đáng lo ngại.

Và không phải ai cũng đủ điều kiện về tri thức, thời gian để có thể theo học hết chương trình đào tạo Đại học.

Thời gian đào tạo của hệ Cao đẳng kéo dài từ 2-3 năm. Các môn kiến thức đại cương, hàn lâm được bỏ bớt nên rút ngắn thời gian học tập. Tuy nhiên, kiến thức chuyên ngành cũng giống như đại học, ít thời gian thực hành và thiếu kỹ năng thực tế nên sau khi ra trường kinh nghiệm thực tế gần như không có.

Thời gian đào tạo của hệ Trung cấp từ 1-2 năm, rút ngắn hơn so với Đại học và Cao đẳng.

Chương trình đào tạo vẫn sẽ có các môn học chung như Chính trị, Pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục Quốc phòng, ngoại ngữ… nhưng thời gian học rút ngắn hơn so với Cao đẳng, Đại học. Tập chung nhiều hơn vào kỹ năng thực hành, bám sát nghề học và mục đích đào tạo.

Thời gian đào tạo của các trung tâm dạy nghề ngắn hạn từ 3 tháng đến 1 năm tuỳ theo ngành đào tạo.

Chương trình đào tạo tập trung toàn bộ vào kiến thức chuyên ngành học, thời gian thực hành chiếm đa số. Người học bám sát thực tế, thành thạo kỹ năng và thành nghề ngay sau khoá đào tạo.

Chi phí đào tạo thấp, thời gian đào tạo ngắn hạn giúp người học nhanh ra nghề và tiết kiệm nhiều chi phí ăn học. Sau này nếu có nhu cầu vẫn có thể học liên thông lên Trung cấp, Cao đẳng tuỳ theo nhu cầu để phù hợp với công việc của mình.

Về thực tế đào tạo việc làm, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” ở Việt Nam hiện nay.

Cơ hội việc làm

Nói về cơ hội việc làm thì chắc chắn học Đại học, Cao đẳng tại các trường công nghệ ô tô sẽ cho mình nhiều lựa chọn hơn trong công việc. Với tấm bằng Cao đẳng, Đại học trong tay, bạn có thể làm việc kỹ sư, làm việc văn phòng, có thể xin vào làm việc dưới dạng cố vấn dịch vụ, làm việc cho các hãng chính thống hoặc bạn có thể chuyển ngành chỉ với tấm bằng của mình là không hề khó.

Tuy nhiên, vì kỹ năng thực tế ít nên học Đại học, Cao đẳng cũng gặp nhiều khó khăn khi đi xin việc đòi hỏi kinh nghiệm. Đặc biệt với các ngành kỹ thuật càng cần kinh nghiệm thực tế. Nhiều người có tới 2 tấm bằng cử nhân vẫn thất nghiệp và phải tìm những công việc trái ngành. Và thực tế đã có tình trạng “bằng đại học vứt xó” xảy ra không phải ít.

Đối với hệ trung cấp và Trung tâm dạy nghề thì nhu cầu tuyển dụng phổ biến và đa dạng hơn. Có thể thấy, nhu cầu tuyển dụng tại các cơ sở, các xưởng làm việc không hề thiếu. Với bằng nghề trong tay, bạn thừ sức tìm được cho mình một công việc phù hợp với nhu cầu bản thân.

Tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”

Nếu nhìn vào thực tế có thể thấy ở thị trường Việt Nam hiện nay, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” và việc mất cân đối về cơ cấu lao động đang chịu ảnh hưởng bởi đào tạo giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học hiện nay. Thị trường Việt Nam đang thiếu trầm trọng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thợ lành nghề, thừa hẳn lớn lượng lao động có trình độ Đại học trở lên.

Theo thống kê, lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên chiếm quá nửa. Số lao động chất lượng cao chiếm (63,1%), và riêng đại học trở lên là 46,5%, trong khi đó trình độ trung cấp nghề chỉ khoảng 20,6%.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất nhiều có thể kể đến là định kiến về xã hội trọng bằng cấp đã ăn sâu vào suy nghĩ mọi người. Chương trình đào tạo chưa bám sát thực tiễn, chậm thay đổi theo kịp thị trường lao động. Bên cạnh đó công tác định hướng nghề nghiệp, giáo dục vẫn còn quá nhiều điều bất cập, hạn chế.

Và quan trọng hơn, các doanh nghiệp hiện nay họ cần nhất là nguồn nhân lực lao động với tay nghề cao, kĩ năng và kinh nghiệm làm việc thực tế. Bởi vậy, ngoài những kiến thức chuyên ngành, bạn càng cần phải có kỹ năng thực tế, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Về cơ sở vật chất

Thực tế, ở các trường Đại học, Cao đẳng và trung cấp trang bị cơ sở vật chất đa phần là các mô hình, rất ít xe sống để sinh viên có thể tham gia thực hành nhiều vì lượng sinh viên đông, trang thiết bị không đủ để cho tất cả sinh viên được thực hành. Hơn nữa, chương trình học lý thuyết nghiên cứu chiếm đa số nên thời gian thực hành cũng rất hạn chế.

So với Đại học, Cao đẳng và Trung cấp thì ở các Trung tâm dạy nghề, trang thiết bị đầy đủ và đa dạng hơn bởi chương trình đào tạo chủ yếu tập trung vào thực hành nên yêu cầu phải có cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình học tập của học viên.

Trung tâm đào tạo EAC

Trung tâm đào tạo EAC tự hào là đơn vị uy tín hàng đầu chuyên đào tạo về sửa chữa ô tô, điện ô tô thế hệ mới.

Với trang thiết bị hiện đại bậc nhất, trung tâm trang bị gần 20 xe ô tô hiện đại các dòng như Toyota, mazda, Kia, Huyndai, Ford…và rất nhiều dòng xe khác nữa.

Khi tham gia đào tạo tại EAC, bạn sẽ được thực hành trực tiếp 100% trên xe ô tô, chỉ 4 người thực hành 1 xe. Giảng viên cầm tay chỉ việc nên học đến đâu, hiểu sâu đến đấy. Chương trình học bám sát thực tế, học lý thuyết xen kẽ với thực hành sẽ giúp các bạn học viên nắm chắc kiến thức, nhanh ra nghề và tiết kiệm nhiều chi phí ăn học.

Tại EAC cam kết dạy đến khi làm được, học lại miễn phí. Cam kết 100% học viên có việc làm và thu nhập ổn định.

Tổng kết

Trên đây là những so sánh đơn giản để bạn tìm câu trả lời cho câu hỏi “học điện ô tô ở đâu” để phù hợp với nhu cầu, mong muốn của bản thân.

Ở mỗi trình độ học đều có những ưu điểm cũng như nhược điểm riêng của nó. Tuỳ thuộc vào nhu cầu và phù hợp với điều kiện, mong muốn của mình mà bạn sẽ chọn cho mình nơi để học tập hiệu quả, chất lượng.

EAC hi vọng được đồng hành cùng các bạn trên con đường lĩnh hội kiến thức, thành công và phát triển hơn nữa trong ngành công nghệ ô tô.

Share on facebook
Tin tức khác