Cấu Tạo Của Hệ Thống Điều Hòa Không Khí Có Những Bộ Phận Nào?

Ngày đăng: 03/06/2024 15:07:11
Lượt xem: 323

Điều hòa không khí là một bộ phận quan trọng trong ô tô điện, giúp duy trì sự thoải mái cho người dùng trong mọi điều kiện thời tiết. Bài viết này sẽ tìm hiểu về cấu tạo của hệ thống điều hòa không khí trong ô tô điện, bao gồm các thành phần chính như máy nén, dàn lạnh, dàn nóng và hệ thống điều khiển điện tử, nhằm cung cấp cái nhìn rõ ràng về cách thức hoạt động và vai trò của chúng.

Hệ thống điều hòa không khí trên xe được trang bị với 2 chức năng chính là điều hòa không khí làm mát và sưởi ấm khoang xe theo yêu cầu của người lái. Hệ thống điều hòa sau đây được Hyundai thiết kế có 2 lựa chọn cho người dùng là: Loại điều hòa không khí có bơm nhiệt và không có bơm nhiệt.

Hệ thống điều hòa không khí có bơm nhiệt sẽ giúp tăng hiệu suất của hệ thống và tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thống thông thường.

 

 

Hệ thống điều hòa không khí A- Loại có bơm nhiệt B- Loại không có bơm nhiệt

1. Cụm dây dẫn chất làm lạnh:

Cụm dây dẫn đóng vai trò quan trọng giúp dẫn môi chất đi từ thiết bị này đến thiết bị khác trên hệ thống điều hòa không khí

2. Máy nén điện:

Máy nén điều hoà được coi là trái tim của hệ thống điều hoà, đây là bộ phận có chức năng nén môi chất làm lạnh ở dạng khí có áp suất thấp, nhiệt độ thấp từ dàn lạnh thành khí áp suất cao, nhiệt độ cao đi đến dàn nóng.

Cấu tạo của máy nén điện:

Máy nén điều hoà loại động cơ điện 3 pha

- Bộ inverter: Chuyển dòng điện một chiều điện áp cao từ pin cao áp thành dòng điện xoay chiều 3 pha cung cấp có motor điện hoạt động. Nguyên lý chuyển đổi điện một chiều thành xoay chiều dựa trên mạch chỉnh lưu IGBT. Ngoài ra dựa vào tín hiệu PWM điều khiển ON/OFF các IGBT của FATC (bộ điều khiển hệ thống điều hòa không khí) gửi đến, Inverter sẽ thay đổi tần số dòng điện 3 pha cấp cho motor điện => điều khiển tốc độ động cơ điện của máy nén

- Motor điện: motor điện trong máy nén điện là loại motor điện xoay chiều 3 pha không chổi than (BLDC), là bộ phận chấp hành có chức năng tạo áp suất, nén dòng môi chất có áp suất thấp thành khí có áp suất cao.

- Giắc điện cao áp

Pin NO Function
1 HV High Voltage IG
2 HV High Voltage GND

- Giắc điều khiển:

Pin NO Function Pin NO Function
1 GND 12V 4 IG 12V
2 CAN LOW 5 CAN HIGH
3 Interlock (-) 6 Interlock (+)

- Cửa hút môi chất lạnh

- Cửa xả môi chất lạnh

3. Ambient Condenser:

Ambient Condenser trên xe Hyundai Ioniq 5 được đặt ngay phía trước của xe, bộ phân trên hệ thống điều hòa không khí có chức năng ngưng tụ môi chất làm lạnh sau khi đã được ngưng tụ trên Water Condenser

4. Water Condenser:

Water Condenser có chức năng ngưng tụ chất làm lạnh dạng khí ở nhiệt độ cao/ áp suất cao thành dạng lỏng nhiệt độ cao/ áp suất cao

Water Condenser

5. Inner Condenser

Inner Condenser đóng vai trò là một nguồn nhiệt làm ấm bên trong cabin nhờ sử dụng môi chất làm lạnh nhiệt độ cao/ áp suất cao

6. Giàn bay hơi (Evaporator)

Evaporator có chức năng là một nguồn lạnh để làm mát cho bên trong cabin nhờ sử dụng môi chất làm lạnh dạng khí áp suất thấp/ nhiệt độ thấp

7. Cảm biến áp suất/ nhiệt độ:

Cảm biến áp suất và nhiệt độ trên đường áp cao và áp thấp của hệ thống điều hòa không khí, có chức năng đo và gửi tín hiệu về bộ điều khiển điều hòa không khí để theo dõi tình trạng và đưa ra những điều khiển phù hợp với hệ thống

Cảm biến áp suất/nhiệt độ đường áp suất thấp/ nhiệt độ thấp

Cảm biến áp suất/nhiệt độ đường áp suất cao/ nhiệt độ cao

8. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh:

Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh là cảm biến nhiệt độ loại nhiệt điện trở âm , được lắp ở trên giàn lạnh để theo dõi liên tục nhiệt độ bề mặt giàn lạnh, nếu có hiện tượng đóng băng bề mặt giàn lạnh, cảm biến này sẽ nhận biết được và gửi tín hiệu đến FATC, FATC lập tức ngắt relay cấp điện của máy nén để bảo vệ hệ thống điều hoà.

9. Cảm biến nhiệt độ không khí trong xe:(In car air temperature sensor)

In car air temperature sensor là được lắp ở trên bộ điều khiển hệ thống điều hoà và hệ thống sưởi nằm trên táp lô, là bao gồm một nhiệt điện trở có chức năng phát hiện nhiệt độ trung bình trong xe. Tín hiệu điện áp dựa trên sự thay đổi giá trị điện trở phụ thuộc theo nhiệt độ trong xe sẽ được gửi đến bộ điều khiển sưởi, bộ điều khiển tính toán và thay đổi nhiệt độ trong xe để đạt được nhiệt độ mong muốn của người lái.

10. Cảm biến bức xạ mặt trời ( Photo sensor ):

Cảm biến bức xạ mặt trời được đặt ở trung tâm, phía dưới kính trước. nó là một diode quang có chức năng gửi tín hiệu điện áp tương ứng với cường độ ánh sáng mặt trời nhận được về bộ điều khiển hệ thống điều hoà để thay đổi nhiệt độ trong xe do ảnh hưởng của tia nắng mặt trời.

11. Ambient sensor

Cảm biến nhiệt độ ngoài xe được đặt phía trước giàn ngưng tụ, có chức năng xác định nhiệt độ ngoài xe. Cảm biến nhiệt độ ngoài xe là một nhiệt điện trở âm, nghĩa là điện trở tăng khi nhiệt độ giảm và ngược lại. Đầu ra của cảm biến được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ tại cửa xả của máy nén điện, điều khiển mức quạt gió, kiểm soát độ ẩm trong xe và kiểm soát chế độ mix.

Ambient sensor

12. Cảm biến chống mờ tự động (Auto Defogging sensor)

Cảm biến chống mờ tự động (Auto Defogging sensor) được đặt trên và trong cửa kính phía trước. cảm biến này phán đoán và gửi tín hiệu điện áp nếu có sương bám trên kính. Bộ điều khiển hệ thống điều hòa nhận tín hiệu từ cảm biến này và hạn chế độ ẩm và loại bỏ sương mù bằng cách điều khiển motor dẫn khí vào, A/C, cơ cấu chấp hành chống mờ tự động, motor thổi gió.

13. PM sensor

PM sensor trong hệ thống điều hoà không khí trên Hyundai Ioniq5 là một cảm biến khí để đo lường nồng độ các hạt bụi trong không khí bên trong xe. Cảm biến này hoạt động bằng cách sử dụng một bộ lọc để thu thập các hạt bụi từ không khí qua đó đo lường nồng độ các hạt bụi trong không khí. Thông tin được thu thập từ PM sensor sẽ cho phép hệ thống điều khiển tự động điều chỉnh hoạt động của hệ thống lọc không khí và điều hòa không khí để giảm thiểu các hạt bụi và các chất gây ô nhiễm khác trong không khí bên trong xe.

Điều này giúp cho không khí bên trong xe được lọc sạch và an toàn hơn cho sức khỏe của người sử dụng. Ngoài ra, PM sensor cũng có vai trò trong việc giúp cải thiện hiệu suất và tuổi thọ của hệ thống điều hoà không khí. Bằng cách giảm thiểu lượng các hạt bụi và chất gây ô nhiễm khác trong không khí bên trong xe, hệ thống điều hoà không khí có thể hoạt động hiệu quả hơn và cải thiện tuổi thọ của các bộ lọc không khí và các thành phần khác của hệ thống.

Tóm lại, PM sensor trong hệ thống điều hoà không khí trên Hyundai Ioniq5 có vai trò quan trọng trong việc đo lường và giảm thiểu nồng độ các hạt bụi và các chất gây ô nhiễm khác trong không khí bên trong xe, từ đó giúp cải thiện chất lượng không khí và hiệu suất của hệ thống điều hoà không khí.

14. Duct sensor

Duct sensor trong hệ thống điều hoà không khí trên Hyundai Ioniq 5 có tác dụng đo lường nhiệt độ không khí ra ở các chớp thông gió, đồng thời gửi tín hiệu về bộ điều khiển FATC để theo dõi và điều chỉnh không khí trong xe nhanh chóng đạt được nhiệt độ mong muốn.

15. Chiller Water:

Bộ phận này sử dụng chất làm lạnh nhiệt độ thấp để là mát chất làm mát của hệ thống làm mát Pin cao áp

16. PTC Heater:

PTC Heater là một tập hợp các cụm điện trở nhiệt được cung cấp nguồn điện cao áp từ Pin. PTC Heater có chức năng tạo ra nhiệt độ cao để sưởi cho bên trong cabin khi hệ thống điều hòa không khí ở chế độ sưởi

17. Bộ quạt điều khiển lấy gió

Bộ quạt lấy gió có chức năng lấy không khí vào để cung cấp cho hệ thống điều hòa không khí. Trên bộ quạt lấy gió gồm các thành phần chính sau:

- Motor quạt hút: Tạo lực hút đưa không khí từ bên ngoài vào trong hệ thống

- Bộ phận lọc gió: Được đặt bên trong Bộ quạt lấy gió, nó giúp loại bỏ các vật liệu lạ và mùi hôi làm cho môi trường bên trong xe trở nên thoải mái

- Motor điều khiển hướng lấy gió: Bộ phận này nó điều chỉnh cửa nạp bằng tín hiệu từ bộ điều khiển hệ thống, có thể thay đổi hướng lấy gió từ bên ngoài hoặc trong xe

18. Các bộ phận cộng thêm của hệ thống điều hòa không khí có bơm nhiệt

3 - Way valve

2 - Way Valve

Accumulator

Accumulator được đặt trên đường khí lạnh trở về máy nén, nó có chức năng tách chất làm lạnh ở trạng thái khí và lỏng để chỉ chất làm lạnh trạng thái khí mới có thể đi vào máy nén.

Qua việc tìm hiểu cấu tạo của điều hòa không khí trong ô tô điện, chúng ta thấy được sự phức tạp và quan trọng của các thành phần như máy nén, dàn lạnh, dàn nóng và hệ thống điều khiển điện tử. Hiểu biết về cấu tạo và chức năng của hệ thống điều hòa không khí giúp người dùng và kỹ thuật viên bảo dưỡng và vận hành ô tô điện hiệu quả hơn, đảm bảo sự thoải mái và bền bỉ cho phương tiện.
 

Share on facebook
Tin tức khác